Hai kỳ phùng địch thủ trong thị trường điện toán đám mây cho doanh nghiệp – Microsoft 365 và Zoho Workplace – đâu là giải pháp cho bạn?
Tìm một hệ thống phần mềm để có thể đồng bộ quản lý toàn bộ doanh nghiệp là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Thực chất, không nhiều bộ phần mềm có thể làm được việc này. Chúng thường được cung cấp dưới dạng dịch vụ riêng lẻ.
Microsoft 365 và Zoho Workplace chính là 2 bộ ứng dụng đám mây hiếm hoi cung cấp đủ nhu cầu toàn diện cho doanh nghiệp. Từ email, bộ công cụ cộng tác nhóm, tài nguyên lưu trữ đến khả năng xử lý lỗi, vấn đề bảo mật.
Tuy nhiên, Microsoft 365 và Zoho Workplace có các đặc thù tính năng riêng. Theo đó sẽ có các cấp độ doanh nghiệp tương thích riêng.
Cùng MMGROUP so sánh để chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Nội dung chính
- 1. DOANH NGHIỆP NÊN NHANH CHÓNG TRIỂN KHAI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ONLINE
- 2. TỔNG QUÁT VỀ ZOHO WORPLACE VÀ MICOROFT 365
- 3. SO SÁNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MICOROSOFT 365 VÀ ZOHO WORKPLACE
- 3.1 So sánh đặc điểm email doanh nghiệp
- 3.2 So sánh giá cả
- 3.3 So sánh số lượng tính năng tích hợp
- 3.4 So sánh khả năng bảo mật
- 3.5 So sánh giá trị thương hiệu
- 3.6 So sánh khả năng mở rộng và nâng cấp
- 3.7 So sánh các tính năng công cụ cộng tác nhóm
- 3.8 So sánh khả năng sử dụng cho người dùng
- 3.9 So sánh khả năng hỗ trợ khách hàng
- 4. TỔNG KẾT VỀ ZOHO WORKPLACE VÀ MICROSOFT 365
1. DOANH NGHIỆP NÊN NHANH CHÓNG TRIỂN KHAI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ONLINE
Làm việc online hay làm việc từ xa không phải là xu hướng đế chạy theo, nó phải là chiến lược được hoạch định chi tiết và các doanh nghiệp nên từng bước thực hiện. Làm việc online chính là tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại. Bạn đứng ngoài dòng chảy công nghệ, bạn sẽ bị tuột lại phía sau.
Các giải pháp từ đám mây giúp bạn làm việc nhanh hơn, dễ dàng hơn, linh động hơn và quan trọng là thoải mái và an tâm hơn.
Một vài ví dụ về lợi ích mà đám mây giúp tăng năng suất cho doanh nghiệp:
Dễ dàng kiểm soát và quản lý số lượng lớn nhân sự, thực hiện hàng loạt các thay đổi cho toàn bộ tổ chức như xóa quyền truy cập vào một tài liệu cụ thể hoặc chia sẻ tệp, chặn một số người dùng không được gửi email,… Việc tự động hóa các tác vụ này là rất cần thiết.
Sao lưu dữ liệu dễ dàng và an toàn hơn, giảm áp lực cho đội CNTT. Với sự gia tăng của các cuộc tấn công ransomware gần đây, việc sao lưu cần được xem là vấn đề trọng tâm. Hãy trả lời các câu hỏi: các tài liệu quan trọng của doanh nghiệp được lưu ở đâu? Vị trí đó có quan trọng không? Có thể bị phần mềm độc hại hoặc virus tấn công không? Nếu bạn đang sử dụng “đám mây” thì dữ liệu của bạn được bảo mật và sao lưu tốt hơn.
Trong giai đoạn mới, email đám mây cũng đang dần thống lĩnh. Email là cốt lõi của giao tiếp kinh doanh hiệu quả, là cửa ngõ cho sự hợp tác mà qua đó, các mối quan hệ kinh doanh được nuôi dưỡng, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các email đám mây ra đời giúp bạn đạt được hiệu quả này nhanh hơn, tăng cường cộng tác (gọi thoại, chat và họp) linh hoạt cho toàn bộ tổ chức mọi lúc mọi nơi.
Đây chỉ là một số các lợi ích mà công nghệ đám mây đem lại cho bạn. Vì vậy, các tổ chức trước khi lựa chọn bất kỳ giải pháp đám mây nào, hãy nghiên cứu các ưu nhược điểm để chọn được nền tảng công nghệ đám mây tốt nhất.
Thông qua bài viết này, bạn có thể nghiên cứu trước 2 giải pháp đám mây nổi tiếng hiện nay là Microsoft 365 và Zoho Workplace.
2. TỔNG QUÁT VỀ ZOHO WORPLACE VÀ MICOROFT 365
MMGROUP là đối tác của Zoho và Microsoft cung cấp Zoho Workplace và Microsoft 365 tại Việt Nam. Nội dung đánh giá, so sánh và điểm số dưới đây đều là ý kiến khách quan dựa trên thực tiễn sử dụng và thu thập ý kiến khách hàng.
2.1 Microsoft 365 là gì?
Microsoft 365 là bộ giải pháp đám mây giúp cho dân văn phòng nổi tiếng hiện nay. Đây cũng là giải pháp có hơn 1.2 tỷ người dùng toàn cầu. Các công cụ “nhẵn mặt” với người dùng là bộ Office, Outlook, OneDrive và Microsoft Teams (nhưng giàu tính năng hơn trong đám mây).
Cùng điểm qua một số điểm nổi bật của Microsoft 365:
- Microsoft Teams – Cho phép chia sẻ tệp, gọi thoại, tổ chức các cuộc họp trực tuyến,… nhanh chóng và liền mạch cho hàng nghìn người cùng lúc.
- Bộ nhớ OneDrive – Nhận 1TB bộ nhớ OneDrive được xây dựng trên đám mây, cho phép bạn truy cập tài liệu của mình bất cứ khi nào.
- Các ứng dụng Office mạnh mẽ – Có quyền truy cập vào các ứng dụng Office thông minh như Word, Excel và PowerPoint trong Microsoft 365.
- Outlook và Exchange – Nhận email thông minh và khả năng lên lịch trình đồng bộ với Outlook và Exchange.
Với Microsoft 365, bạn có thể bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp của mình bằng các tính năng bảo mật tích hợp cho công việc từ xa, được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu của Microsoft. Microsoft 365 bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp của bạn bằng cách:
- Bảo vệ chống lại các mối đe dọa trực tuyến – Bảo vệ doanh nghiệp của bạn chống lại lừa đảo, phần mềm độc hại, ransomware, spam và các mối đe dọa an ninh mạng khác.
- Cung cấp khả năng bảo vệ dữ liệu – Cho phép bạn bảo vệ thông tin doanh nghiệp của mình chống lại tội phạm mạng và truy cập trái phép.
- Bảo mật công việc từ xa – Bảo vệ dữ liệu của công ty bạn ngay cả khi dữ liệu đó được truy cập từ các thiết bị cá nhân của nhân viên.
- Thiết lập danh tính và quản lý truy cập – Thiết lập, quản lý người dùng và thiết bị khác nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tóm lại, Microsoft 365 giúp bạn tập trung nhiều hơn vào việc đổi mới, tập trung ít hơn vào việc quản lý nhân sự và giảm thiểu các công việc thủ công, rườm rà.
2.2 Zoho Workplace là gì?
Zoho Workplace cũng được thiết kế như một hệ sinh thái đám mây hoàn chỉnh để hợp nhất các công cụ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu số hóa không gian làm việc.
Các ứng dụng quan trọng của Workplace bao gồm email, quản lý tệp, bảng tính, chat, bản trình bày, mạng nội bộ, đào tạo trực tuyến, họp trực tuyến,…
Zoho Workplace cung cấp một bộ ứng dụng toàn diện có thể giúp bạn và nhóm của bạn tổ chức công việc hiệu quả hơn và cộng tác dễ dàng hơn.
- Các công cụ Office Productivity – Zoho cho phép bạn mang theo bộ ứng dụng văn phòng của mình đi bất cứ đâu – dù ở nhà hay khi đi du lịch. Bạn có thể truy cập và làm việc trên các tài liệu, bản trình bày và bảng tính khi đang di chuyển.
- Cộng tác nhóm – Với các công cụ như WorkDrive, Meeting, bạn có thể tổ chức các cuộc họp, hội nghị và hội thảo trên web. Các tệp và tài liệu có thể được lưu trữ trên đám mây để luôn truy cập dễ dàng ở mọi nơi.
- Giao tiếp hợp nhất – Zoho Workplace cung cấp một số công cụ giao tiếp kinh doanh như Mail, Cliq và Connect. Đặc biệt, Zoho Mail không chỉ là một hộp thư đơn giản. Nó cho phép bạn gắn thẻ đồng nghiệp, bình luận trực tiếp bên dưới email để chia sẻ email với những người liên quan. Có các ứng dụng tích hợp sẵn cho Lịch, Ghi chú, Danh bạ và Dấu trang.
- Tính liên tục và tiện lợi – Zoho Workplace cũng được xây dựng dựa trên sức mạnh của AI nhằm tạo ra quy trình tự động hóa. Nó cho phép bạn làm được nhiều việc hơn với ít thời gian hơn. Được hỗ trợ bởi công nghệ đám mây nên Zoho Workplace cũng rất mạnh trong việc cung cấp các mô hình làm việc từ xa.
Nhìn chung, Zoho cũng là công ty về công nghệ hàng đầu hiện nay. Các giải pháp nổi bật của họ như Zoho Workplace, Zoho CRM đang dần phủ sóng toàn thế giới bởi tính hiệu quả và nhiều điểm khác biệt.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Google Workspace tính năng và chi phí New 2021.
3. SO SÁNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MICOROSOFT 365 VÀ ZOHO WORKPLACE
Vậy đâu là lý do để chọn sử dụng Microsoft 365 và Zoho Workplace khi cả 2 ứng dụng đều một Chín một Mười? Cùng phân tích:
3.1 So sánh đặc điểm email doanh nghiệp
Zoho Workplace với đại diện là Zoho Mail, Microsoft 365 với đại diện là Outlook và Exchange.
Tính năng | Zoho Mail | Outlook và Exchange |
Email doanh nghiệp | Email theo tên miền | Email theo tên miền |
Bộ nhớ email | 5GB – 100GB (theo gói) | 30GB |
Giới hạn kích thước tệp đính kèm | 250MB – 1GB (theo gói) | 150MB |
Lưu trữ đám mây | WorkDrive 5 – 100GB (theo gói) | OneDrive 1TB |
Chia sẻ thư mục | có | không |
Chia sẻ email | có | có |
Thu hồi email | có | có |
App trên điện thoại và máy tính | Có trong mọi gói | Có (trừ gói Basic ko có ứng dụng cho máy tính) |
Về email doanh nghiệp, Zoho Workplace có phần nhỉnh hơn bởi Zoho Mail có thể được cung cấp như một gói riêng trong khi Outlook và Exchange của Microsoft 365 luôn đi kèm theo các gói. Một gói email theo tên miền riêng phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu về email lớn hơn các ứng dụng liên quan khác. Zoho Mail còn có gói miễn phí trọn đời cho doanh nghiệp dưới 5 người dùng.
Ngoài ra, Zoho Mail có giao diện hiện đại, trực quan, cách sắp xếp và sử dụng nhiều tính năng thông minh ngay trong mail giúp bạn làm việc nhanh hơn. Mặc dù Outlook và Exchange đã quá quen thuộc với người dùng nhưng nhìn chung bảng điều khiển của email vẫn còn khá rối.
Về dung lượng lưu trữ, Outlook và Exchange có dung lượng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho cả các doanh nghiệp lớn, có khối lượng dữ liệu khổng lồ. Zoho Mail bị giới hạn hơn vì tùy thuộc vào từng gói đăng ký, bản cao nhất là Professional mới có dung lượng là 100GB.
Về khả năng sử dụng, Outlook và Exchange có thể sẽ dễ sử dụng hơn vì đã người dùng đã quá quen thuộc với giao diện của Microsoft. Zoho còn khá mới, giao diện của Zoho cũng đi theo một trường phái riêng, người dùng cần có thời gian làm quen.
Đánh giá điểm số 1 : 1
3.2 So sánh giá cả
Cả Zoho Workplace và Microsoft 365 đều được cung cấp dưới dạng SaaS có nhiều tùy chọn gói với giá khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu và quy mô doanh nghiệp, cụ thể:
Zoho Workplace cho mọi cấp độ doanh nghiệp với:
- Zoho Mail Lite: 360.000 VND/user/năm
- Zoho Mail Premium: 1.296.000 VND/user/năm
- Zoho Workplace Standard: 960.000 VND/user/năm
- Zoho Workplace Professional: 1.800.000 VND/user/năm
(Giá theo giá thị trường Việt Nam, xem bảng giá toàn cầu tại đây)
Microsoft 365 cung cấp các gói Business cho doanh nghiệp dưới 300 người dùng:
- Microsoft 365 Business Basic: 786.000 VND/user/năm
- Microsoft 365 Business Standard: 3.142.000 VND/user/năm
- Microsoft 365 Business Premium: 6.284.000 VND/user/năm
- Microsoft 365 Apps for Business: 2.600.000 VND/user/năm
(Giá theo giá thị trường Việt Nam, xem bảng giá toàn cầu tại đây)
Đặc biệt, cả Microsoft365 và Zoho Workplace đều cho phép bạn đăng ký các gói linh hoạt, Nghĩa là bạn có thể đăng ký kết hợp các gói khác nhau sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng. Ví dụ: bạn có thể mua 5 giấy Zoho Mail Lite chỉ dành cho người dùng sử dụng email và 100 giấy phép Zoho Workplace Standard cho nhân viên có nhu cầu cộng tác và làm việc cao hơn.
Có thể thấy, giá của các gói Zoho Workplace chỉ bằng khoảng 40% giá của các giải pháp Microsoft 365. Zoho cũng không giới hạn số lượng người dùng dưới 300 như Microsoft 365 (có gói dành riêng cho doanh nghiệp trên 300 người dùng).
Nếu chỉ xét riêng về giá (không tính đến các tính năng liên quan) thì Zoho Workplace giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cực lớn.
Ví dụ: nếu tính phí cho 100 người dùng đăng ký trong 3 năm lần lượt các gói đồng cấp là:
- Zoho Workplace Standard: 255.000.000 VND
- Microsoft 365 Business Basic: 393.000.000 VND
Doanh nghiệp của bạn có thể tiết kiệm được 138 triệu đồng nếu chọn Zoho.
Đánh giá điểm số: 1 : 0 cho Zoho Workplace.
Các bạn có thể tham khảo thêm G Suite một trong những giải pháp email doanh nghiệp hàng đầu thế giới của Google.
3.3 So sánh số lượng tính năng tích hợp
Xét về tổng các tính năng cần thiết, cả Zoho Workplace và Microsoft 365 đều là một hệ sinh thái khổng lồ, tích hợp hàng trăm đến hàng nghìn công cụ cần thiết. Tuy nhiên, Microsoft 365 có phần nhỉnh hơn với hơn 400 ứng dụng có sẵn (mua giấy phép và không mua giấy phép) được tích hợp trong Microsoft Teams.
Zoho Workplace xét về “tuổi nghề” tuy còn non trẻ, nhưng các tính năng của Workplace cũng cực kỳ ấn tượng. Với gói cao nhất là Workplace Professional, bạn có trong tay mọi trợ thủ đắc lực cho việc cộng tác, chia sẻ, quản lý, lên kế hoạch, họp online, kết nối khách hàng và bảo mật cấp cao nhất.
Ngoài ra, cả Zoho và Microsoft đều cho phép bạn có thể tích hợp thêm các ứng dụng bên ngoài để giúp bạn làm việc với công cụ yêu thích nhất ngay trong nền tảng của họ như Gmail, Google Drive, Trello, Evernote…. (mặc dù Zoho và Microsoft đều có các giải pháp tương tự).
Xét về tốc độ phát triển, Zoho có vẻ đang chạy rất nhanh trong thị trường công nghệ hiện nay, liên tục cho ra đời các công cụ phục vụ kinh doanh và marketing và nhanh chóng được thị trường đón nhận.
Xét về độ phổ biến, không thể phủ nhận Microsoft 365 đã là “biểu tượng của công nghệ” và khách hàng ko mất nhiều thời gian để lựa chọn các sản phẩm từ Microsoft 365. Các giải pháp của họ cũng được nâng cấp từng ngày, nhất là Microsoft Teams trong Microsoft 365, đang dần thay thế Skype for Business, trở thành công cụ cộng tác nhóm được đăng ký kỷ lục trong giai đoạn Covid-19 ảnh hưởng toàn cầu.
Đánh giá điểm số 1: 1
3.4 So sánh khả năng bảo mật
Bảo mật dữ liệu là ưu tiên hàng đầu của mọi giải pháp đám mây. Và có lẽ, không dịch vụ nào có thể làm tốt được điều này giống như các tập đoàn lớn là Microsoft, Goolge và Zoho.
Zoho Workplace và Microsoft 365 đều được hãng tích hợp hàng loạt các giải pháp bảo mật tuân thủ chính sách của ngành và luôn kèm cam kết. Dữ liệu của bạn thuộc về bạn, và an toàn với chính nhân viên hãng.
Xét trên góc độ người dùng, bạn sẽ sử dụng email không có quảng cáo và spam bởi bộ lọc và các tính năng chống spam, chống lại các mối đe dọa của Zoho Workplace và Microsoft 365 hoạt động rất tốt.
Với cấp độ quản trị viên, bạn có toàn quyền kiểm soát email đến và đi, người dùng nào được phép hoặc không được phép chia sẻ | nhắn tin | gửi tài liệu đến một đối tượng cụ thể. Ví dụ, bạn có quyền không cho người dùng bên trong tổ chức gửi mail đến các miền không thuộc tổ chức. Email chỉ được sử dụng trong nội bộ nhằm ngăn chặn rò rỉ dữ liệu.
Zoho Workplace và Microsoft 365 đều giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng email đám mây của họ.
Xét trên góc độ pháp lý, với các gói cao cấp, Zoho Workplace và Microsoft 365 cung cấp tính năng eDiscovery và sao lưu dữ liệu nhằm phục vụ cho các vấn đề pháp lý, bằng chứng trước tòa nếu có tranh chấp xảy ra. Sao lưu dữ liệu nhằm giảm thiệt hại do thiên tai như lũ lụt, hỏa hoạn hoặc do con người. Dữ liệu của bạn được sao lưu an toàn trên đám mây, có thể sử dụng trên bất kỳ thiết bị nào. Tuy nhiên, các tính năng này chỉ có sẵn trên các gói cao cấp.
Đánh giá điểm số 1 : 1.
3.5 So sánh giá trị thương hiệu
Không có gì ngạc nhiên khi điểm đánh giá là 1 : 0 cho Microsoft 365.
Microsoft chiếm gần 40% thị trường công nghệ cho các doanh nghiệp, có đến 80% trong 500 doanh nghiệp thuộc danh sách Fortune sử dụng Microsoft 365. Riêng ở Việt Nam, Microsoft 365 có thể xem là lựa chọn thứ hai (chỉ sau Google Workpsace với Gmail quen thuộc).
Zoho còn khá mới mẻ nhưng đây được đánh giá là công ty công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay theo Forbe. Và Zoho cũng đang cố gắng nỗ lực để có thêm được khách hàng Việt Nam tin tưởng và sử dụng.
3.6 So sánh khả năng mở rộng và nâng cấp
Nhìn chung, các dịch vụ đám mây dưới dạng SaaS đều dễ dàng mở rộng, nâng cấp hoặc hạ cấp mà không gây tổn thất gì cho doanh nghiệp. Microsoft 365 và Zoho Workplace cũng vậy.
Bạn chỉ cần mua đúng số lượng giấy phép theo nhu cầu. Nghĩa là chỉ trả tiền cho những gì sử dụng mà không cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc gì thêm. Bạn cũng có thể bổ sung người dùng, dung lượng theo nhu cầu hoặc theo thời vụ (như các ngành du lịch, bất động sản).
Tại Việt Nam, Microsoft 365 và Zoho Workplace là giải pháp đám mây cung cấp tùy chọn mua theo năm (không tính theo tháng). Cách này giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với việc trả hàng tháng và cũng giảm áp lực con số cho bộ phận tài chính, kế toán.
Nếu bạn chỉ cần thêm dung lượng email hoặc dung lượng lưu trữ, cả Microsoft 365 và Zoho Workplace đều cung cấp các gói riêng, bạn chỉ cần trả phí cho gói dung lượng mua thêm.
Đánh giá điểm số 1 : 1.
3.7 So sánh các tính năng công cụ cộng tác nhóm
Như đã chia sẻ, Microsoft 365 và Zoho Workplace cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết cho từng người, từng bộ phận nếu bạn cần. Cụ thể:
Tính năng | Microsoft 365 | Zoho Workplace |
Lưu trữ đám mây | OneDrive | WorkDrive |
Bảng tính | Microsoft Excel | Zoho Sheet |
Bảng trình bày | Microsoft PowerPoint | Zoho Show |
Bảng tài liệu | Microsoft Word | Zoho Writer |
Hội nghị truyền hình | Microsoft Teams | Zoho Meeting |
Mạng nội bộ nhóm | Microsoft SharePoint | Zoho Connect |
Lịch tích hợp | Lịch dùng chung với Outlook | Zoho Calendar |
Các công cụ khác cho sale và marketing có sẵn | Planner, Yammer, List, Bookings, Form | Zoho Cliq |
Microsoft với lợi thế về khả năng phổ biến, người dùng không mất quá nhiều thời gian để làm quen. Tuy nhiên, để sử dụng triệt để các tính năng của Microsoft 365, bạn cần có tài liệu hoặc người hướng dẫn bởi giao diện khá rối và lộn xộn. Những người chưa từng sử dụng ứng dụng của Microsoft sẽ khá chật vật.
Zoho Workplace cung cấp một thiết kế khá sạch và gọn gàng. Mặc dù có đặc trưng riêng nhưng không quá khó để bắt đầu sử dụng. Ngay cả những người “mù công nghệ” cũng tiếp cận dễ dàng bởi thiết kế của Zoho khá gần gũi và trẻ trung.
Đánh giá điểm số 1 : 0 về phía Zoho Workplace.
3.8 So sánh khả năng sử dụng cho người dùng
Như đã chia sẻ, Microsoft 365 mặc dù cải tiến khá nhiều nhưng giao diện sử dụng và thao tác vẫn giữ nét đặc trưng như bộ Office. Điều này giúp bạn tiếp cận nhanh hơn.
Còn với ai chưa sử dụng cả Microsoft 365 và Zoho Workplace thì Zoho là lựa chọn “dễ thở” hơn.
Đánh giá điểm số 1 : 1
3.9 So sánh khả năng hỗ trợ khách hàng
Trên phương diện là đối tác của cả hai hãng, chúng tôi dành lời khen cho sự hỗ trợ của Microsoft 365 và Zoho Workplace. Họ luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng với thông tin chi tiết nhất.
Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất thời gian để được hỗ trợ khi đăng ký dịch vụ qua hãng. Việc đăng ký Microsoft 365 và Zoho Workplace thông qua đối tác giúp bạn sử dụng quyền lợi hỗ trợ từ đối tác nhanh hơn.
Microsoft 365 và Zoho Workplace có cung cấp các gói dùng thử. Microsoft 365 là 30 ngày và Zoho Workplace là 15 ngày.
Đánh giá điểm số 0 : 1 cho Microsoft.
4. TỔNG KẾT VỀ ZOHO WORKPLACE VÀ MICROSOFT 365
Dựa trên 9 yếu tố so sánh trên đây, Zoho Workplace 7 điểm và Microsoft 365 7 điểm.
Nhìn chung, dựa trên kinh nghiệm đã sử dụng cả Zoho Workplace và Microsoft 365, MMGROUP nhận thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chọn Zoho Workplace nhờ giá cả phù hợp. Các doanh nghiệp lớn thường chọn Microsoft 365 bởi các tính năng nâng cao và quản lý hệ thống lớn. Độ phổ biến của Microsoft cũng giúp tổ chức không phải đào tạo nhiều cho nhân viên.
4.1 Khi nào nên sử dụng Zoho Workplace?
Zoho Workplace phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính có hạn. Đặc biệt Zoho có giải pháp Zoho Mail dành riêng cho nhu cầu chỉ cần sử dụng email. Zoho Workplace cũng phù hợp với các startup và các tổ chức ít tiếp xúc công nghệ vì Zoho rất dễ để sử dụng.
4.2 Khi nào nên sử dụng Microsoft 365?
Microsoft 365 phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức từ vài trăm người. Tuy nhiên Microsoft 365 đòi hỏi bạn cần có nhân viên IT. Trong trường hợp này thì chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể đầu tư đội IT. Ngoài ra, ngoài các công cụ quen thuộc như bộ Office, Outlook, OneDrive, các công cụ như Teams, SharePoint, Planner cần được đào tạo để bạn khai thác hiệu quả các tính năng của chúng.
>> Microsoft, Google và Zoho: Trận chiến chiếm ưu thế bộ ứng dụng văn phòng và hơn thế nữa
Kết
Hai giải pháp mà chúng tôi đã thảo luận trên đây đều phù hợp cho mọi doanh nghiệp. Việc chọn giải pháp nào cao tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
Ví dụ: nếu bạn là doanh nghiệp từ 10-50 người, Zoho Workplace có thể phù hợp hơn nếu xét đến ngân sách và các tính năng. Nếu nhóm của bạn cần cộng tác ở mức độ cao và bạn làm việc trên dữ liệu quan trọng, thì một giải pháp toàn diện hơn và nhiều tính năng hơn như Microsoft 365 sẽ hoạt động tốt hơn.
Chúng tôi hy vọng sự so sánh này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
Nếu vẫn còn băn khoăn, cchuyên gia về giải pháp đám mây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm giải pháp phù hợp nhất.
Hoặc hãy cho chúng tôi biết phản hồi hoặc thắc mắc của bạn trong phần nhận xét bên dưới.
>>Nguồn: https://mmgroup.vn/giai-phap-dam-may-cho-doanh-nghiep/