Chuyển tới nội dung

3+ giải pháp email doanh nghiệp hàng đầu: Google Workspace, Microsoft 365 và Zoho Workplace

email doanh nghiệp

Cho tới thời điểm hiện tại Email vẫn là phương tiện trao đổi thông tin phổ biến và đáng tin cậy nhất trong môi trường doanh nghiệp.

Với sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây, Email được nâng lên một tầm cao mới. Không đơn giản chỉ là một hộp thư đến, ngày nay email còn là một trung tâm giao tiếp và cộng tác giữa mọi người.

Chúng ta có thể trò chuyện theo thời gian thực, chia sẻ và cộng tác với dữ liệu và tập tin phổ biến, trí tuệ nhân tạo, nhận dạng lừa đảo, chữ ký điện tử và nhiều tiện ích khác.

Để đạt được những ưu việt này, chỉ có công nghệ điện toán đám mây mới có thể giải quyết được. Bởi vì trung tâm xử lý của nó được đặt trên hệ thống máy chủ đám mây nơi có tài nguyên công nghệ khổng lồ đủ năng lực để giải quyết các thuật toán phức tạp.

Mặc dù có rất nhiều tùy chọn ở hiện tại, khi tìm kiếm trên Internet sẽ có vô số nhà cung cấp tuyên bố là email điện toán đám mây. Tuy nhiên để tìm ra một giải pháp đám mây thực sự tin cậy và uy tín nhưng hợp với ngân sách là không dễ đối với người không chuyên về công nghệ.

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc 3 giải pháp email doanh nghiệp hàng đầu thế giới xét trên góc độ phổ biến, số lượng người dùng và doanh thu hàng năm.

Xét về tổng quan thì phải nói chính xác là 3 giải pháp Email và công cụ làm việc điện toán đám mây mới thể hiện đầy đủ tính năng của các bộ ứng dụng.

Tuy nhiên, phạm vi bài này chỉ đề cập nhiều về tính năng Email trong các bộ công cụ.

1. Tổng quan về Zoho Workplace

Được phát triển bởi Zoho Corporation vào năm 2007, Zoho Workplace ít phổ biến hơn so với hai đối thủ của họ là Google Workspace và Microsoft 365, nhưng đây cũng là một giải pháp điện toán đám mây nổi tiếng thế giới.

Zoho Corporation có văn phòng tại hơn 15 quốc gia trên thế giới, họ có đội ngũ khoảng 9.000 nhân viên. Zoho nổi tiếng thế giới với hàng loạt ứng dụng điện toán đám mây nhưng chủ yếu là Zoho CRM và Zoho Workplace.

Tính đến năm 2020, có khoảng hơn 50 triệu người dùng toàn cầu đang sử dụng một trong các phần mềm của Zoho. Con số này còn tăng nhanh mỗi ngày bởi vì họ có thêm các bản miễn phí dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc cá nhân.

1.1 Chi phí tốt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Zoho Workplace và Zoho Mail có chi phí tốt nhất trong số ba nhà cung cấp đang đề cập. Họ tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng rộng hơn và họ có thể cung cấp riêng chỉ Email thay vì buộc phải gộp đủ bộ ứng dụng.

Bản Mail Lite của Zoho Mail có mức phí chỉ khoảng 1 USD/user/tháng (360.000 vnd/user/năm) cho dung lượng 5GB có thể đáp ứng nhu cầu chỉ sử dụng Email doanh nghiệp mà không cần dùng tới các chức năng Workplace.

Trong khi đó, bản Workplace Standard có phí 3 USD/User/tháng.

Đăng ký Zoho Mail Free tại đây – sở hữu email tên miền doanh nghiệp cho 5 người dùng! Gói hỗ trợ cho doanh nghiệp siêu nhỏ từ Zoho Corporation qua công ty Mật Mã – đối tác ủy quyền của Zoho tại Việt Nam.

1.2 Khả năng tích hợp liền mạch với nhiều ứng dụng

Zoho là một nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây với nhiều ứng dụng khác nhau từ công cụ làm việc, CRM, thương mại điện tử, giải pháp thanh toán, giải pháp hỗ trợ khách hàng, giải pháp Marketing, họp trực tuyến…

Vì vậy việc sở hữu email doanh nghiệp của Zoho sẽ dễ dàng tích hợp các ứng dụng khác giúp doanh nghiệp có thể quản lý đồng bộ nhiều thứ với chức năng đăng nhập một lần.

>> Xem thêm: So Sánh Zoho Workplace & Microsoft 365: Giải Pháp Đám Mây Hiệu Quả Cho Mọi Doanh Nghiệp

2. Tổng quan về Google Workspace (G Suite cũ)

Chính là giải pháp email và công cụ văn phòng xuất hiện đầu tiên vào năm 2006. Tính tới thời điểm hiện tại, Google cho biết Google Workspace có hơn 6 triệu doanh nghiệp đang sử dụng trên toàn cầu.

Google Workspace có 4 phiên bản, phiên bản cơ bản nhất có 30GB dung lượng lưu trữ và có đủ đa số các ứng dụng phổ biến. Dưới đây là những ưu điểm của Google Workspace.

2.1 Tính phổ biến và quen thuộc với người dùng

Đa số người dùng đều đã từng sử dụng Gmail miễn phí hàng ngày, và Google Workspace (trước đây là G Suite) được phát triển cùng nền tảng với Gmail. Nhờ đó doanh nghiệp rất dễ triển khai và không tốn chi phí đào tạo người dùng.

2.2 Năng lực bảo mật mạnh mẽ và tin cậy

Google Workspace chạy trên máy chủ đám mây và được bảo vệ nghiêm ngặt bởi đội ngũ của Google. Một trong những đội ngũ bảo mật mạnh nhất thế giới hiện nay.

Google Workspace cũng tin cậy bởi khả năng hoạt động ổn định 99,9% với tốc độ vượt trội nhờ hạ tầng công nghệ tiên tiến của Google.

2.3 Các tính năng quản trị viên vượt trội

Google Workspace thực sự là một cỗ máy quái vật với hàng trăm tính năng nâng cao dành cho quản trị viên. Quản trị viên có thể phân quyền ở nhiều cấp độ, tùy chỉnh và thiết lập nhiều chính sách, quản lý và kiểm soát người dùng mạnh mẽ.

Nó phù hợp với nhu cầu của kể cả những khách hàng khắt khe nhất về chính sách kiểm soát và bảo mật.

2.4 Chi phí của Google Workspace có nhiều tùy chọn

Google phân làm bốn gói Google Workspace và gói thấp nhất có giá là 6 USD/User/tháng trong khi gói cao nhất có giá hơn 18 USD/user/tháng.

Đối với nhu cầu của đa số các doanh nghiệp, gói 6 USD/user/tháng là đủ các tính năng phục vụ nhu cầu giao dịch email và công cụ làm việc của họ.

>> Xem thêm: Google Workspace và Zoho Workplace: tính năng và giá cả

3. Tổng quan về Microsoft 365

Là bộ ứng dụng điện toán đám mây có mức tăng trưởng doanh thu mạnh nhất của Microsoft.

Microsoft 365 (tên cũ là Office 365) chính là “gà đẻ trứng vàng” mang lại hàng tỷ USD mỗi năm cho hãng. Office 365 ra mắt vào năm 2011 nhưng nó có doanh thu vượt qua Office truyền thống có lịch sử hơn 40 năm phát triển tại thời điểm 2019.

Cho tới năm 2019, Microsoft cho biết có hơn 30 triệu người dùng trả phí cho Microsoft 365. Điều đó nói lên quy mô và vị thế của Microsoft 365 xứng đáng là giải pháp hàng đầu về ứng dụng điện toán đám mây.

Email Exchange tích hợp trong Microsoft 365 cũng chính là một ứng dụng cốt lõi của bộ ứng dụng này. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của Microsoft 365.

3.1 Sự quen thuộc và tương thích với Microsoft Office và Outlook

Trong giới nhân viên văn phòng thì Office và Outlook là hai ứng dụng rất phổ biến. Bởi vì Office 365 chính là bản “đám mây” của bộ Office nên khả năng tương thích là không thể bàn cãi.

Giao diện trực tuyến của Email Exchange và các ứng dụng Online sẵn có trên Office 365 rất thân thiện và tương đồng với Outlook và Office trên máy bàn chúng ta vẫn dùng hàng ngày.

3.2 Bảo mật và ổn định

Cũng giống như Google Workspace, Microsoft 365 có khả năng bảo mật, ổn định cao và được quản lý và vận hành bởi Microsoft. Việc vận hành một ứng dụng với bảo mật và tin cậy giúp giảm thời gian chết và gánh nặng chi phí cho đội an ninh và kỹ thuật của doanh nghiệp.

3.3 Các tính năng làm việc nhóm và cộng tác

Ngoài Email Exchange và bộ ứng dụng Office Online, Microsoft 365 được trang bị ứng dụng Microsoft Teams hỗ trợ mạnh cho làm việc và cộng tác theo nhóm.

Teams như một bàn làm việc Online đa năng, vừa có thể trao đổi qua Chat, họp Video, vừa có thể gửi và truyền File ngay trong giao diện ứng dụng.

3.4 Chi phí và các gói

Microsoft 365 có rất nhiều tùy chọn các gói và chi phí khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu và loại hình doanh nghiệp. Bản thấp nhất của Microsoft 365 là Microsoft 365 Business Basic (tên cũ là Office 365 Business Essentials) có chi phí 786.000 VND/User/tháng (chỉ có thể mua tối đa 300 users).

Các doanh nghiệp có thêm nhu cầu sử dụng bộ công cụ Office trên máy bàn cũng có thể chọn các gói cao hơn là Microsoft 365 Business Premium (tên cũ là Microsoft 365 Business) hoặc các gói E dành cho doanh nghiệp lớn.

Kết

Chúng tôi đang giới thiệu tới bạn đọc ba giải pháp email doanh nghiệp và công cụ làm việc trên nền đám mây phổ biến trên thế giới, dựa trên thống kê số lượng người dùng, doanh thu, tuổi của ứng dụng và quy mô trong lĩnh vực chuyên ngành.

Ngoài ba giải pháp này, chúng ta vẫn còn những lựa chọn và nhà cung cấp khác như Amazon Workplace, IBM Lotus hay hàng nghìn hãng khác nữa. Tuy nhiên, xét về độ thân thiện với người dùng Việt và chi phí bỏ ra, 3 giải pháp đám mây trên đây có thể xem là phù hợp nhất.

Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào dù là thắc mắc nhỏ nhất của bạn khi tìm kiếm dịch vụ email doanh nghiệp, hãy gọi ngay để chuyên gia của chúng tôi tư vấn cho bạn.

1 bình luận trong “3+ giải pháp email doanh nghiệp hàng đầu: Google Workspace, Microsoft 365 và Zoho Workplace”

  1. Pingback: Toàn diện về Zoho Mail | Email doanh nghiệp | Công ty TNHH Công Nghệ Mật Mã

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Đã vô hiệu chức năng này!