Ngày nay, đa số các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm, công cụ CRM để quản lý thông tin khách hàng và phát triển kinh doanh.
Zoho CRM là một trong những phần mềm được đánh giá cao trên thị trường hiện nay, với hơn 250.000 khách hàng tại 180 quốc gia trên thế giới đang tin tưởng và sử dụng. Vậy thì, Zoho CRM là gì và có các tính năng nổi bật như thế nào?
Cùng tìm hiểu chi tiết!
Nội dung chính
1. Giới thiệu về Zoho Corporation
Zoho Corporation là một công ty phát triển phần mềm Ấn Độ với văn phòng đại diện tại hơn 15 quốc gia bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Trung Quốc, Úc… Trải qua nhiều năm phát triển, Zoho đã trở thành một trong những công ty phần mềm thành công nhất tại Ấn Độ, với hơn 50 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Zoho Corporation hiện đang cung cấp các giải pháp như: Zoho Mail, Zoho Workplace, Zoho CRM, Zoho One, Zoho Marketing Automation… và một loạt các công cụ cộng tác và năng suất khác.
2. Zoho CRM là gì?
Trước khi tìm hiểu phần mềm Zoho CRM là gì chúng sẽ bắt đầu với thuật ngữ CRM.
CRM là chữ viết tắt của Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng). CRM được phát triển thành một phần mềm với nhiều công cụ hợp nhất hỗ trợ cho các hoạt động như: bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng… giúp hợp lý hóa quy trình, chính sách và nhân lực trong một nền tảng.
Zoho CRM được phát triển vào năm 2005, đây là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng trên nền tảng điện toán đám mây. Zoho CRM cung cấp đầy đủ các tính năng như quản lý khách hàng, quản lý thông tin, thiết lập quy trình và nhiều hơn thế nữa… Bạn có thể thiết lập quy trình bán hàng bao gồm: tìm kiếm khách hàng tiềm năng, lập kế hoạch kinh doanh, gửi báo giá và lập hợp đồng.
3. Các tính năng của Zoho CRM
Zoho CRM cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ người dùng quản lý quy trình bán hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh như:
3.1 Thiết lập quy trình tự động hóa
Với chức năng thiết lập quy trình tự động hóa, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các quy trình bán hàng và quản lý khách hàng để phù hợp với nhu cầu kinh doanh cụ thể như:
- Quản lý khách hàng tiềm năng: Bạn có thể tạo và quản lý thông tin của khách hàng bằng biểu mẫu, lưu trữ danh thiếp bằng và mã QR bằng ứng dụng Card Scanner trong CRM…
- Quản lý giao dịch: Tất cả giao dịch của bạn sẽ được hiển thị ngay trên một bảng thống kê với những số liệu liên quan. Hơn thế nữa, Zoho CRM cho phép tạo các quy trình bán hàng riêng biệt, tùy chỉnh phù hợp với quy trình bán hàng.
- Quản lý liên hệ: Người dùng có thể tạo và quản lý các hồ sơ khách hàng, cập nhật thông tin liên lạc như địa chỉ email, số điện thoại…
- Tự động hóa workflow: Workflow là tính năng cho phép bạn thiết lập các quy trình tự động hóa để tăng cường hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho các hoạt động bán hàng. Ví dụ như: gửi email chào mừng đến khách hàng mới, tạo đơn hàng tự động khi khách hàng đăng ký mua sản phẩm…
3.2 Quản lý tiến trình bán hàng
Zoho CRM cho phép bạn có thể thiết lập và tùy chỉnh quy trình bán hàng phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó, đội ngũ bán hàng cũng sẽ xác định được những công việc cần làm và tuân thủ đúng quy trình.
Ngoài ra, Zoho CRM sẽ giúp bạn lọc các thông tin của khách hàng dựa trên những tiêu chí như vị trí, thời gian, kênh liên hệ phù hợp, đồng thời phân công phụ trách xây dựng mối liên hệ với khách hàng.
Bạn cũng có thể thiết lập quy trình xem xét để đảm bảo rằng dữ liệu được nhập vào hệ thống là chính xác và đáng tin cậy.
3.3 Tích hợp đa kênh
Người dùng có thể tích hợp đa kênh để tiếp cận với khách hàng một cách tối ưu và hiệu quả như:
- Email: Bạn có thể giao tiếp qua email hoàn toàn từ trong giao diện của Zoho CRM. Gửi email, liên kết email đến hồ sơ trên CRM và nhận thông tin chi tiết về email.
- Điện thoại: Người dùng có thể tích hợp các ứng dụng điện thoại để có thể thực hiện cuộc gọi ngay từ Zoho CRM. Hỗ trợ người dùng có thể ghi lại nhật ký cuộc gọi theo từng hồ sơ, tự động lên lịch cuộc gọi…
- Mạng xã hội: Facebook, Twitter, LinkedIn là những mạng xã hội phổ biến thường được tích hợp trong Zoho CRM. Bạn có thể theo dõi tương tác trên mạng xã hội bằng giao diện Zoho CRM.
- Cổng thông tin trực tuyến: Nền tảng Zoho CRM cho phép người dùng thiết lập cổng thông tin trực tuyến, dữ liệu nào được hiển thị cho ai và xác định quyền truy cập cá nhân.
3.4 Hỗ trợ bán hàng
Một số những tính năng hỗ trợ đội ngũ nhân viên trong việc bán hàng đó là:
- Tạo báo giá, hóa đơn và đơn đặt hàng thông qua các biểu mẫu, nhanh chóng và tiện lợi.
- Quản lý các thông tin đối tác một cách cụ thể rõ ràng
- Tích hợp ứng dụng lịch trong Zoho CRM, hỗ trợ đội ngũ bán hàng lên lịch hẹn, sự kiện với khách hàng hoặc lên các lịch họp trong công ty. Ngoài ra nếu muốn sử dụng Google Calendar, bạn có thể đồng bộ hóa các sự kiện CRM. Các sự kiện sẽ hiển thị trong cả Google và CRM. Bạn cũng có thể sử dụng plugin Microsoft Outlook, các cuộc hẹn và cuộc họp của bạn sẽ đồng bộ hóa với CRM.
Đồng bộ dữ liệu với Google Workspace và Microsoft 365, Zoho CRM tích hợp liền mạch với các sản phẩm của Google & Microsoft hỗ trợ bạn làm việc hiệu quả với những tính năng quen thuộc.
3.5 Tích hợp trí tuệ nhân tạo Zia
Zia là trợ lý trí tuệ nhân tạo AI, được tích hợp sẵn trong Zoho CRM để giúp bạn quản lý dữ liệu trong CRM. Zia có thể dự báo được các khách hàng tiềm năng và giao dịch trong CRM. Hơn thế nữa trợ lý trí tuệ Zia còn có tính năng Zia Voice và đề xuất macro.
3.6 Tùy chỉnh giao diện
Trong giao diện của Zoho CRM, bạn có thể thiết lập tạo bố cục cho nhiều quy trình khác nhau để kiểm soát và phân loại các dữ liệu.
Zoho CRM bao gồm 15 ứng dụng tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu quản lý thông tin và bán hàng. Bạn cũng có thể tùy chỉnh và cài đặt sử dụng những ứng dụng cần thiết quan trọng đối với lĩnh vực của doanh nghiệp.
3.7 Tự động hóa tiếp thị
Tính năng tự động hóa tiếp thị hỗ trợ người dùng phân khúc, củng cố mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. So sánh các chiến dịch Google Ads với doanh số để theo dõi chi tiêu và xác định chiến dịch.
3.8 Hỗ trợ phiên bản sử dụng di động
Zoho CRM hỗ trợ các phiên bản sử dụng trên các thiết bị điện thoại thông minh. Bạn có thể Quản lý giao dịch, địa chỉ liên hệ và kết nối với các khách hàng tiềm năng mọi lúc bằng ứng dụng trên điện thoại.
3.9 Chế độ bảo mật dữ liệu
Bảo mật dữ liệu là chế độ ưu tiên hàng đầu của Zoho CRM. Tính năng bảo mật dữ liệu toàn diện giúp bảo vệ tất cả dữ liệu của bạn và khách hàng không bị truy cập trái phép. GDPR và HIPAA là những chế độ bảo mật được tuân thủ trong Zoho CRM.
4. Chi phí của nền tảng Zoho CRM
Theo các thông tin đến từ hãng, chi phí của Zoho CRM được cung cấp như sau:
Ngoài ra Zoho CRM cũng có hỗ trợ các phiên bản sử dụng miễn phí, hỗ trợ người dùng có thể trải nghiệm nền tảng Zoho CRM trước khi đầu tư vào những gói có phí. Bạn có thể đăng ký sử dụng các phiên bản miễn phí trên website chính thức của Zoho.
>> Xem thêm: Đánh giá Zoho CRM quái vật công nghệ cho doanh nghiệp
5. So sánh Zoho CRM và Zoho CRM Plus
Zoho CRM và Zoho CRM Plus đều là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) do Zoho cung cấp. Sự khác biệt chính giữa hai loại này là mức độ tính năng và chức năng mà mỗi giải pháp cung cấp.
Zoho CRM tập trung vào các chức năng cốt lõi để quản lý thông tin khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Còn với Zoho CRM Plus, tích hợp hơn 9 ứng dụng cốt lõi, giúp người dùng có thể sử dụng nền tảng CRM mạnh mẽ và tiên tiến hơn.
>> Xem thêm: So sánh Zoho CRM và Zoho CRM Plus: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho việc tăng trưởng kinh doanh?
Kết
Tổng quan, Zoho CRM là nền tảng hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng, tăng cường tương tác với khách hàng và thiết lập quá trình bán hàng phù hợp với nhu cầu của từng tổ chức, doanh nghiệp.
Hy vọng rằng tất cả những thông tin về Zoho CRM là gì trong bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nền tảng Zoho CRM.