Chuyển tới nội dung

So sánh Zoho Writer và Google Docs: Tính năng nổi bật, chi phí

  • bởi
So sánh Zoho Writer và Google Docs các tính năng nổi bật trong việc soạn thảo văn bản

Zoho Writer và Google Docs là 2 công cụ soạn thảo văn bản được tích hợp trong giải pháp đám mây của Zoho Workplace và Google Workspace. Mỗi ứng dụng được phát triển trên các nền tảng khác nhau nên sẽ có giao diện và những tính năng riêng. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích, so sánh Zoho Writer và Google Docs thông qua từng tính năng nổi bật cũng như chi phí để bạn chọn lựa được nền tảng sử dụng phù hợp cho việc soạn thảo văn bản.

Cùng tìm hiểu!

1. Giới thiệu tổng quan về Zoho Writer và Google Docs

Zoho Writer là một ứng dụng soạn thảo văn bản, được tích hợp trong các giải pháp đám mây Zoho Workplace. Ứng dụng này tích hợp nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao, hỗ trợ bạn soạn thảo văn bản, tự động sao lưu dựa trên điện toán đám mây. 

Google Docs thì chắc hẳn là một ứng dụng không còn mấy xa lạ với đa số người dùng. Đây là ứng dụng xử lý văn bản trực tuyến của Google Workspace. Ứng dụng này cũng được tích hợp các giải pháp Google Workspace Business, nhằm hỗ trợ người dùng có thể tạo và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến, cộng tác với nhiều người trong thời gian thực.

2. So sánh Zoho Writer và Google Docs thông qua từng tính năng

 Zoho Writer và Google Docs sẽ có một vài điểm nổi bật khác nhau như:

2.1 Giao diện đơn giản, tương thích với nhiều thiết bị

Google Docs mang một giao diện đơn giản với bảng điều khiển và thanh công cụ dễ sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể tạo văn bản, chỉnh sửa, sao lưu và chia sẻ tài liệu với mọi người.

Giao diện ứng dụng Google Docs
Giao diện ứng dụng Google Docs

Còn với Zoho Writer giao diện sẽ có phần “mới mẻ” hơn so với Docs. Bảng điều khiển và thanh công cụ sẽ được thiết kế theo đặc trưng giao điện của Zoho. Nhưng nhìn chung, Zoho Writer cũng có đầy đủ các tính năng hỗ trợ soạn thảo văn bản, chỉnh sửa và cộng tác cùng nhau.

Giao diện ứng dụng Zoho Writer
Giao diện ứng dụng Zoho Writer

Xét về giao diện đơn giản và dễ sử dụng thì có lẽ Google Docs là chiếm ưu thế hơn so với Zoho Writer. Bởi vì, giao diện của Docs được thiết kế tối giản, rõ ràng, dễ sử dụng. Còn với Zoho Writer, bạn sẽ cần một chút thời gian để tìm hiểu về các thao tác trong việc tạo mới cũng như chỉnh sửa… 

Bảng giá và tính năng Google Workspace an toàn bảo mật. 

2.2 Tính năng cộng tác cùng nhau

Với tính năng chia sẻ và cộng tác cùng nhau trong một văn bản thì cả 2 ứng dụng này đều hỗ trợ rất tốt. Bạn có thể đề cập đến một ai đó bằng cách sử dụng “@” trong văn bản Google Docs hoặc sử dụng tính năng nhận xét trong văn bản để có thể làm việc và tương tác cùng với nhau trong tài liệu. 

Và Zoho Writer cũng thế, bạn có thể cộng tác làm việc cùng nhau thông qua các tính năng như bình luận, nhận xét. Hoặc với một tính năng khác là quyền đồng tác giả là sẽ cùng nhau làm việc, chỉnh sửa trên một văn bản. 

Nhìn chung, với tính năng cộng tác và chia sẻ thì Zoho Writer và Google Doc đều hỗ trợ các chức năng tương tự như nhau. Cả hai ứng dụng đều cho phép bạn có thể chia sẻ tài liệu với mọi người thông qua địa chỉ email.

>> Xem thêm: Zoho Meeting và Google Meet: 2 phần mềm thiết lập hội thảo, làm việc nhóm hiệu quả nhất

2.3 Sao lưu tự động và hỗ trợ xuất nhiều định dạng

Cả hai ứng dụng Google Docs và Zoho Writer sẽ có tính năng sao lưu tự động và lưu văn bản với mọi định dạng như: Microsoft Word, tài liệu PDF, văn bản thuần túy (.txt)…

Google Docs sẽ lưu văn bản trên ứng dụng điện toán đám mây là Drive, còn Zoho Writer là WorkDrive. Các tài liệu sẽ tự động sao lưu trên ứng dụng đám mây, hỗ trợ bạn lưu trữ văn bản, tìm kiếm dễ dàng hơn mỗi khi sử dụng.

2.3 Trợ lý ghi chép ‘thông minh’

Zoho Writer được tích hợp tính năng Zia, trợ lý hỗ trợ trí tuệ nhân tạo của Zoho được đào tạo để giúp bạn cải thiện quá trình soạn thảo.  Zia hiểu được ngữ cảnh các câu, sau đó đề xuất ngữ pháp phù hợp với cách diễn đạt dễ đọc, dễ hiểu.

Hiện tại, tính năng Zia sẽ chỉ được hỗ trợ ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Bạn có thể soạn thảo văn bản bằng 2 ngôn ngữ này để sử dụng tính năng Zia một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, Google Docs cũng tích hợp tính năng ‘Check your spelling & grammar’. Bạn có thể kiểm tra chính tả và ngữ pháp của mình trong văn bản và chỉnh sửa sao cho phù hợp. Tuy nhiên, tính năng này chỉ tối ưu cho các ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý.

Nhìn chung về tính năng trợ lý ghi chép ‘thông minh’ thì cả 2 ứng dụng đều được tích hợp. Tuy nhiên, Google Docs sẽ có lợi thế cao hơn bởi bạn sẽ sử dụng được nhiều ngôn ngữ khác nhau, không chỉ là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha như Zoho Writer.

2.4 Tích hợp xuất bản WordPress

Zoho Writer hỗ trợ bạn có thể tạo văn bản và chỉnh sửa xuất bản trực tiếp lên WordPress. Để có thể truy cập tính năng này bạn sẽ chọn Automate >> Post to Blog >> WordPress.

Tính năng này được xem là một tính năng nổi bật của Zoho Writer so với Google Docs. Khi mà bạn có thể xuất bản các bài viết lên WordPress ngay trên giao diện của Zoho Writer. 

2.5 Tính năng khóa nội dung

Zoho Writer hỗ trợ tính năng khóa nội dung, là bạn sẽ khóa các đoạn văn bản mà bạn không muốn bị thay đổi và chỉnh sửa. Hoặc một tính năng khác là bạn có thể ẩn nội dung với một cộng tác viên cụ thể. Các nội dung bị ẩn sẽ được thể hiện bằng các dấu sao (*) và người bị ẩn sẽ không thể thấy các nội dung đó.

Tính năng này sẽ chỉ có trong ứng dụng Zoho Writer và với Google Docs thì tính năng này chưa được tích hợp. 

2.6 Làm việc ngoại tuyến

Zoho Writer hỗ trợ bạn có thể làm việc khi không có kết nối internet, sau đó Writer sẽ tự động sao lưu mọi dữ liệu. Khi có kết nối Internet, tất cả các văn bản ngoại tuyến sẽ được đồng bộ hóa với tài khoản.

Còn với Google Docs, tính năng này sẽ được cài đặt như sau:

Mở một tài liệu trong Google Docs và nhấp vào Tệp sau đó Cho phép chỉnh sửa khi không có mạng.

Sau khi thiết lập cài đặt như trên, bạn có thể chỉnh sửa văn bản, tài liệu một cách dễ dàng khi không có Internet.

3. Chi phí của Zoho Workplace và Google Workspace

Zoho Writer và Google Docs là 2 ứng dụng được tích hợp sẵn trong các giải pháp của Zoho Workplace và Google Workspace và chi phí của các nền tảng này như sau:

3.1 Chi phí của Zoho Workplace

  • Zoho Workplace Standard: 1.010.000 VND/user/năm
  • Zoho Workplace Professional: 2.020.000 VND/user/năm

3.2 Chi phí của Google Workspace 2023

  • Google Workspace Business Starter: 1.010.000 VND/user/năm
  • Google Workspace Business Standard: 2.424.000 VND/user/năm
  • Google Workspace Business Plus: 6.060.000 VND/user/năm

Ngoài ra, cả hai ứng dụng Zoho Writer và Google Docs đều sẽ có phiên bản sử dụng miễn phí, bạn có thể cài đăt để sử dụng và trải nghiệm trước khi quyết định dùng các phiên bản có phí. Tuy nhiên, đối với các phiên bản miễn phí sẽ có một vài tính năng bị giới hạn.

4. Nên chọn lựa sử dụng Zoho Writer hay Google Docs?

Nhìn chung, cả 2 ứng dụng đều sẽ có những tính năng từ cơ bản đến nâng cao để hỗ trợ bạn trong việc soạn thảo văn bản được hiệu quả hơn. 

Nếu bạn đã quen sử dụng giao diện của Google bạn có thể chọn lựa sử dụng các giải pháp Google Workspace Business tích hợp sẵn ứng dụng Google Docs.

Còn Zoho Writer sẽ có một vài tính năng nâng cao như khóa và ẩn nội dung, xuất bản trực tiếp lên WordPress. Nếu bạn muốn sử dụng các tính năng nâng cao của Writer cho việc soạn thảo văn bản thì có thể sử dụng Zoho Workplace.

Trên đây là những thông tin, phân tích, so sánh Zoho Writer và Google Docs thông qua các tính năng nổi bật và chi phí. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn sử dụng các ứng dụng soạn thảo văn bản một cách hiệu quả hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Đã vô hiệu chức năng này!