Zoho Meeting là một trong những ứng dụng được tích hợp trong giải pháp đám mây Zoho Workplace. Phần mềm này hỗ trợ người dùng họp trực tuyến, thiết lập hội thảo để kết nối và làm việc từ xa.
Zoho Meeting cũng được tích hợp đầy đủ các chức năng hỗ trợ cho người tổ chức và người tham dự làm việc với nhau hiệu quả hơn. Những tính năng nổi bật của Zoho Meeting là gì? Cùng tìm hiểu!
Nội dung chính
1. Thiết lập hội thảo, cuộc họp
Người tổ chức có thể thiết lập các cuộc họp, kết nối làm việc trực tuyến bằng các hình thức như hội thảo video hoặc hội thảo âm thanh. Số lượng người tham dự có thể là 10 người hoặc 100 người tham dự tùy theo gói giải pháp mà bạn chọn lựa.
Người tổ chức có thể chia sẻ quyền cho một người khác với vai trò là người đồng tổ chức có thể tham gia và quản lý cuộc họp.
Sau khi đã thiết lập cuộc họp bạn có thể gửi liên kết để thành viên tham gia cuộc họp bằng cách nhập địa chỉ email.
2. Tính năng tương tác
Giơ tay, Thăm dò ý kiến, Cho phép nói, Hỏi & Đáp là các tính năng tương tác dành cho người tham dự trong Zoho Meeting.
- Giơ tay (Raise Hand): Người tham dự có thể sử dụng tính năng Giơ tay để thu hút sự chú ý hoặc tương tác với người tổ chức. Tính năng này đa số thường được sử dụng cho việc giảng dạy trực tuyến cũng như các buổi hội thảo từ xa.
- Phát biểu (Allow to talk): Tính năng này hỗ trợ cho người tham dự có thể chia sẻ câu hỏi hoặc thảo luận với mọi người. Sau khi người tổ chức hoặc người đồng tổ chức cấp quyền, bạn sẽ có quyền được phát biểu và chia sẻ ý kiến.
- Thăm dò ý kiến (Poll): Bạn có thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến ngay trên Zoho Meeting. Người tham dự sẽ bình chọn và các số liệu đều sẽ được hiển thị chi tiết trên bảng khảo sát.
- Hỏi và đáp (Q&A): Những người tham dự có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời thông qua tính năng tương tác hỏi và đáp. Người tổ chức và người đồng tổ chức có thể xem câu hỏi và trả lời riêng tư hoặc công khai với mọi người
>> Tìm hiểu thêm: So sánh phần mềm thiết lập hội thảo, làm việc nhóm Zoho Meeting và Google Meet
3. Sự kiện được đồng bộ trong Lịch
Khi đã đồng ý tham gia, các cuộc họp, sự kiện sẽ được đồng bộ trong Lịch, hỗ trợ gửi lời nhắc tự động cho người tham dự về ngày và thời gian của các sự kiện sắp tới thông qua email.
Zoho Meeting cũng sẽ thu thập các RSVP từ người được mời, đồng thời người tổ chức cũng sẽ biết trước những ai đã đồng ý tham gia.
4. Hỗ trợ kết nối bằng thiết bị di động
Bạn có thể tải ứng dụng Zoho Meeting trên các hệ điều hành Android hoặc IOS để có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến.
Việc hỗ trợ kết nối bằng nhiều thiết bị di động sẽ hỗ trợ cho bạn truy cập và làm việc thuận tiện hơn.
5. Chức năng bản ghi cuộc họp
Bạn có thể thiết lập chức năng bản ghi cuộc họp, để lưu lại toàn bộ cuộc họp từ hình ảnh và âm thanh. Tất cả đều sẽ được lưu lại bản ghi HD để bạn có thể lưu trữ thành những tài liệu và chia sẻ cho mọi người khi có nhu cầu.
>> Xem thêm: Bảng giá và tính năng Google Workspace an toàn bảo mật.
6. Bảo mật cuộc họp
Zoho Meeting có các chức năng bảo mật cuộc họp như thiết lập mật khẩu, chỉ những thành viên có mật khẩu mới được tham gia vào cuộc họp.
Ngoài ra, người tổ chức cũng sẽ nhận được thông báo và xác nhận từ những người tham gia cuộc họp. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý được những người tham dự, giúp cuộc họp được bảo mật và riêng tư hơn.
Có thể thấy, Zoho Meeting là một ứng dụng khá mới nhưng có đầy đủ các tính năng hỗ trợ người dùng kết nối trực tuyến và làm việc tối ưu.
Tuy nhiên, Zoho Meeting chưa được cung cấp thành một giải pháp riêng biệt. Bạn có thể tham khảo Zoho Meeting và các công cụ khác được tích hợp trọn bộ trong giải pháp đám mây của Zoho Workplace. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm dùng thử Zoho Meeting phiên bản miễn phí 60 phút với 100 người tham dự. Có thể phiên bản miễn phí sẽ bị giới hạn một vài những tính năng so với phiên bản có phí.
Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ khai thác trọn bộ các tính năng nổi bật của Zoho Meeting để làm tăng hiệu suất công việc và có những trải nghiệm thú vị về công cụ này.