Chuyển tới nội dung

Điện toán đám mây là gì? Các thành phần của điện toán đám mây

Điện toán đám mây

Ngày nay thuật ngữ điện toán đám mây được nhắc đến rất nhiều lần trong các cuộc hôi thảo về công nghệ tại Việt Nam.

Như vậy điện toán đám mây là gì?

Chúng có lợi ích như thế nào?

Và những ai cần dùng điện toán đám mây? 

Bạn có sử dụng điện toán đám mây không?

Những tiện ích mà nó mạng lại là không thể chối cãi. Thực sự hàng ngày hàng giờ bạn điều dụng điện toán đám mây nhưng các bạn không biết. Như Google Drive, Dropbox, Fshare, OneDrive, iCloud, Box…

Hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu rõ về điện toán đám mây.

1. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (tên tiếng anh là Cloud computing) còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là một giải pháp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin toàn diện.

Cloud computing là giải pháp điện toán trong môi trường internet. Ở đó, tài nguyên sẽ được cung cấp, chia sẻ giống như dòng diện phân phối trên lưới điện.

Các máy tính sử dụng dịch vụ này chạy trên một hệ thống duy nhất. Tức là, chúng sẽ được cấu hình để làm việc cùng nhau, các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp.

Như vậy các lợi ích tuyệt vời của điện toán đám mây mạng lại là không thể chối cãi.

2. Lợi ích của điện toán đám mây

Dưới đây là những lợi ích nổi bật nhất của điện toán đám mây.

2.1 Tiết kiệm chi phí

Giúp giảm thiểu chi phí. Bạn sẽ không tốn tiền đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu. 

Để sử dụng một dịch vụ email cho công ty. Bạn cần phải mua ổ cưng, thiết bị mạng, rồi cấu hình các thiết bị, biết bao nhiêu rắc rối rồi các thiết bị bị lỗi gì phải thuê đội bảo trì sửa chữa.

Những thiết bị và kĩ thuật chi phí rất cao. Để vậy hành tốt một hệ thống là điều không hề đơn giản.

Chỉ cần sử dụng một dịch vụ đơn giản nhà cung cấp tất cả điều được giải quyết.

Nhưng đơn giản chỉ cần sử dụng dịch vụ mail của Zoho tất cả bài toán đã được giải quyết.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo email tên miền riêng doanh nghiệp miễn phí với Zoho

2.2 Tiện lợi truy cập mọi lúc mọi nơi

Dữ liệu dễ dàng được lưu trữ, tải về, phục hồi, hoặc xử lý chỉ với một thao tác. Người dùng có thể sử dụng dịch vụ bất kì nơi đâu, thiết bị nào miễn là có internet.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là cập nhật, sao lưu dữ liệu điều được thực hiện tự động. Do đó tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho đội ngũ IT.

2.3 Khả năng thích ứng vô đối

Điện toán đám mây thể hiện khả năng thích ứng vô đối đối với bất kì thay đổi nào.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể lựa chọn gia tăng lượng hỗ trợ người dùng trang web từ 2.000 lên đến 10.000 người một ngày trong đợt khuyến mãi Tết.

Doanh nghiệp hoàn toàn tự do chuyển đổi từ mạng riêng sang mạng kết hợp. Hoặc tạm thời mở rộng dung lượng lưu trữ. Điện toán đám mây có thể làm tất cả một cách suôn sẻ, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Khả năng thích ứng vô đối

Khả năng thích ứng vô đối

2.4 Bảo mật dữ liệu

Như đã đề cập ở trên, một trong những mối lo ngại khi sử dụng điện toán đám mây là việc bảo mật thông tin.

Các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn đảm bảo rằng hệ thống bảo vệ được cập nhật liên tục. Cùng lúc với tất cả các tính năng mới thông qua việc kiểm định chặt chẽ.

Tất cả các hoạt động trên đám mây sẽ được bên thứ ba giám sát. kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn được đáp ứng.

>> Xem thêm: Đăng ký email tên miền theo Google miễn phí

3. Phân mô hình điện toán đám mây

Hiện nay chủ yếu có 3 mô hình điện toán đám mây chính.

3.1 Public Cloud (Đám mây “công cộng”)

Là các dịch vụ được bên thứ 3 (người bán) cung cấp.

Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng, người dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá của nhà cung cấp.

Public cloud là mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của cloud computing.

Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.

Giảm chi phí đầu tư ban đầu thiết bị phần cứng, kĩ thuật viên vận hành, phần mềm…

Do sử dụng dịch vụ bên thứ 3 nên các doanh nghiệp không có toàn quyền quản lý. Thôn tin dữ liệu khách hàng của mình co thể bị sử dụng cho việc khác.

Đám mây công cộng

Đám mây công cộng

3.2 Private Cloud (Đám mây “doanh nghiệp”)

Private cloud là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong các doanh nghiệp.

Những “đám mây” này tồn tại bên trong tường lửa của công ty và được các doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Đây là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin.

Đối tượng sử dụng: Nội bộ doanh nghiệp sử dụng và quản lý

Chủ động sử dụng, nâng cấp, quản lý, giảm chi phí, bảo mật tốt,…

Chưa có nhiều kiến thức công nghê, chi phí duy trì xây dựng bảo trì hệ thống cao, chỉ sử dụng nội bộ doanh nghiệp.

Người dùng ngoài không thể sử dụng.

Để khắc phục ưu điểm và nhược điểm của 2 mô hình trên chúng ta có thể sử dụng mô hình “đám mây lai”.

>> Xem thêm: Google Workspace tính năng và chi phí chi tiết

3.3 Hybrid Cloud (Đám mây “lai”)

Là sự kết hợp của private cloud và public cloud.

Cho phép ta khai thác điểm mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho người sử dụng.

Những “đám mây” này thường do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp điện toán đám mây công cộng.

Đối tượng sử dụng: Doanh nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận.

Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp.

Ngày nay điện toán đám mây lai đang là xu thế trên toàn cầu. Giải quyết nhiều vấn đề của doanh nghiệp.

Giúp quản lý dữ liệu để dàng. Giải quyết được vấn đề cấp bách của doanh nghiệp.

Khi sử dụng đám mây lại vừa đảm bảo tính an toàn bải mật vừa tông hợp được dữ liệu Nhưng điều quan trọng là chi phí rất cao.

Doanh nghiệp 1 lúc có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mà không bị giới hạn. Tuy nhiên, khó khăn trong việc triển khai và quản lý. Tốn nhiều chi phí.

>> Xem thêm: Giải pháp Microsoft 365 an toàn chất lượng

3.4 Nên sử dụng mô hình điện toán đám mây nào?

Mỗi doanh nghiệp đều có nhưng yêu cầu cụ thể mà chọn các ứng dụng điện toán đám mây phù hợp. Mỗi mô hình điều có những ưu nhược điểm của nó.

Nhu cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể triển khai trên Public Cloud bởi vì nó giúp tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một nhu cầu tạm thời.

Tương tự, nhu cầu về một ứng dụng thường trú. Hoặc một ứng dụng có những yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ hay vị trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc Hybrid Cloud.

Nhưng theo cảm nghĩ của bản thân mình nên sử dụng một dịch vụ điện toán Public Cloud.

Các công ty công nghệ hàng đầu hiện nay tính bảo mật thôn tin khách hàng được đặt lên hàng đầu.

Tất cả hệ thống phần cứng, phân mềm, kĩ thuật điều được hỗ trợ rất chuyên nghiệp. Trong đó matma.com.vn Một trong những công ty giải pháp email doanh nghiệp toàn diện.

Mô hình điện toán đám mây

4. Các thành phần của điện toán đám mây

Gồm 3 phần: phần cơ sở , phần nền tảng, và phần người dùng.

4.1 Phần cơ sở

Ổ cứng: là thiết bị vô cùng quan trọng. Đây là nơi lưu trữ dữ liệu của người dùng. Với các công ty lớn như google, facebook, Youtube… ở cứng của họ lên đến hàng triệu hàng tỷ.

Server (Máy chủ): Server hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng.

Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ.

Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.

4.2 Phần nền tảng

Tầng này cung cấp cơ sở hạ tầng cho ứng dụng, nó cung cấp sự truy cập đến các dịch vụ và hệ điều hành liên quan.

Tầng này sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình do nhà cung cấp hỗ trợ.

Người dùng có quyền điều khiển các ứng dụng đã triển khai và không cần quản lý, kiểm soát cơ sở hạ tầng bên dưới.

Phần này là các mã code lập trình web, lập trình di động, lập trình app cho người dùng sử dụng.noi đi

4.3 Cuối cùng là phần người dùng

Bạn sử dụng các dịch vụ lưu trữ tài liệu, hình ảnh, nội dung, sử dụng như Google drive, Box, Fshare…  Đây là giao diện mà các nhà cung cấp cho bạn sử dụng. 

5. Các dịch vụ điện toán đám mây

Ngày nay các công ty mở dịch vụ điện toán đám mây ngày càng nhiều. Canh tranh ngày càng khốc liệt. Chúng ta hãy điểm qua một số ông lơn trong lĩnh vực này nhé.

5.1 Google Drive

Drive cung cấp dịch vụ lưu trữ miễn phí rất hào phóng với dung lượng lưu trữ lên đến 15GB / tài khoản, bạn có thể thoải mái upload dữ liệu trên google drive cá nhân của mình.

Những người hiện đang dùng các nền tảng lưu trữ khác cũng có thể cân nhắc việc tận dụng dung lượng miễn phí này để phục vụ công việc.

Ngoài ra bạn cũng có thể lưu trữ ảnh có độ nét cao trên điện thoại di động của mình bằng ứng dụng đi kèm Google Photos và sử dụng bộ ứng dụng văn phòng của Google (hiện đang được gọi là G Suite for Business ).

Để sử dụng các sản phẩm của google điều đơn giản là tạo một tài khoản email: Xem ngay tạo tài khoản email cho cá nhân hướng dẫn chi tiết.

Nhược điểm là chưa hỗ trợ việc tự động đẩy dữ liệu ở trên máy tính cá nhân lên như Dropbox, giao diện web chưa thực sự thân thiện với người sử dụng.

Vấn đề quan tâm đến an toàn thông tin dữ liệu của người dùng chưa được đề cao như Microsoft OneDrive, mặc dù người dùng Windows và Mac có thể tải về một ứng dụng cài đặt lên máy tính để bàn để kéo và thả các tập tin một cách dễ dàng.

5.2 Dropbox

Đây là website đám mây thông dụng nhất

Dropbox cung cấp một dung lượng lưu trữ miễn phí khá hạn chế chỉ có 2GB.

Tuy nhiên bạn có thể được tăng lên đến 16GB bằng cách giới thiệu tiếp thị liên kết sản phẩm Dropbox trên phương tiện truyền thông như mạng xã hội hoặc chia sẻ đường dẫn đăng ký tới bạn bè cùng tham gia thông qua email giới thiệu.

Điểm trừ là chi phí khá cao và dung lượng gói miễn phí khá thấp nên bạn chỉ có thể lưu những files không quá lớn, hoặc bạn có thể sử dụng miễn phí với bản trả phí dùng thử trước 30 ngày để trải nghiệm các tính năng của Dropbox. Ngoải ra Dropbox không có xu hướng mở tích hợp với các ứng dụng bên thứ 3 như Google hay Microsoft.

5.3 Fshare Dịch vụ chia sẻ và lưu trữ file trực tuyến lớn nhất Việt Nam

Được phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), Fshare là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến tốc độ cao, đảm bảo dung lượng, hệ thống lưu trữ tốt nhất tại các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế của FPT Telecom.

Fshare phục vụ cho cả thị trường trong nước và quốc tế, được đông đảo người dùng tin tưởng lựa chọn.

Cũng giống như những nền tảng lưu trữ khác, người dùng khi đăng ký tài khoản Fshare sẽ nhận ngay một dung lượng nhất định để lưu trữ dữ liệu mà không cần tốn phí.

Tuy nhiên, điểm khác biệt đáng chú ý ở đây là thay vì chỉ có 15GB lưu trữ miễn phí như Google drive hay 5GB như Apple Icloud thì Fshare cung cấp đến 50GB lưu trữ với tốc độ download/ upload dữ liệu cực nhanh.

Hơn thế nữa, ngay sau khi nâng cấp tài khoản VIP, lập tức dung lượng sẽ tăng lên gấp 6 lần, người dùng sở hữu ngay 300GB trong đó 50GB lưu trữ đảm bảo và 250GB lưu trữ không đảm bảo.

5.4 OneDrive – Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft

OneDrive (trước đây là SkyDrive) được tích hợp vào trình tìm kiếm tập tin của Windows 10. Bạn không cần phải tải về một ứng dụng bổ sung nữa , One Drive rất thuận tiện cho những người đã thực hiện nâng cấp đến hệ điều hành mới nhất của Microsoft.

Ứng dụng Ảnh của Microsoft cũng có thể sử dụng OneDrive để đồng bộ hóa ảnh trên tất cả các thiết bị của bạn. Có một ứng dụng dành cho các thiết bị Android và iOS và thậm chí có một ứng dụng trong App Store dành cho người dùng Mac.

5.5 iCloud – Ứng dụng lưu trữ đám mây có mức giá cạnh tranh của Apple

Nếu bạn muốn sao lưu iPhone của mình lên iCloud , bạn sẽ cần nhiều hơn 5GB phụ cấp miễn phí của Apple mang lại cho bạn, nhưng so với đối thủ thì giá iCloud là rất hợp lý.

Ứng dụng Mac Finder tích hợp iCloud Drive, nơi bạn có thể lưu trữ bất kỳ tập tin nào bạn muốn. Các tài liệu được tạo trong bộ ứng dụng văn phòng iWork cũng được lưu vào iCloud và có thể đồng bộ trên các thiết bị của bạn. Người dùng Windows cũng có thể đồng bộ hóa các tập tin của họ với iCloud Drive bằng ứng dụng khách chính thức và truy cập các ứng dụng iWork trên trang web iCloud.

5.6 NextCloud – Giải pháp lưu trữ đám mây DIY

NextCloud không phải là nhà cung cấp lưu trữ đám mây trực tuyến. Nhưng cung cấp phần mềm miễn phí để tải xuống và cài đặt dịch vụ lưu trữ đám mây trên máy chủ của riêng bạn.

Sử dụng máy chủ trên mạng gia đình của bạn để lưu trữ đám mây nhanh hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể bật tính năng mã hóa và đảm bảo thông tin không bao giờ rời khỏi mạng gia đình của bạn, điều này an toàn hơn nhiều.

Nếu bạn không có máy chủ hoặc kinh nghiệm IT, bạn thậm chí có thể mua một NextCloud Box được cấu hình sẵn từ trang web đi kèm với một ổ cứng 1TB và sẽ làm việc với một bảng Raspberry Pi rẻ tiền để giữ cho dữ liệu của bạn được đồng bộ hóa.

5.7 SpiderOak

SpiderOak là một phần của xu hướng mới của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây. Trang web tuyên bố rằng sau khi cài đặt máy khách. Dữ liệu của bạn được mã hóa trước khi đồng bộ hóa.

Thật không may kể từ khi SpiderOak không công khai mã nguồn của khách hàng. Không có cách nào để xác nhận điều này.

Ứng dụng SpiderOakOne có sẵn cho Windows, Mac và Linux cũng như Android. IOS (mặc dù cả Android và iOS là ứng dụng chỉ đọc. Nghĩa là bạn chỉ có thể xem tập tin và không thể tải lên hoặc đồng bộ hóa bất kỳ thứ gì).

Bạn cũng có thể đăng nhập thông qua giao diện web. Nhưng những người yêu thích bảo mật có thể không thích vì nó cho thấy mật khẩu của bạn với nhân viên SpiderOak.

5.8 iDrive – Giải pháp lưu trữ mở rộng để bao gồm các ổ đĩa mạng

IDrive cung cấp đồng bộ liên tục các tập tin của bạn, ngay cả những tập tin trên ổ đĩa mạng.

Giao diện web hỗ trợ chia sẻ tập tin qua email, Facebook và Twitter.

Người dùng sẽ hài lòng khi biết rằng các tập tin đã bị xóa khỏi máy tính của bạn không tự động bị xóa khỏi máy chủ. Do đó, ít nguy hiểm hơn khi xóa một số thứ vô tình quan trọng.

IDrive cũng cung cấp IDrive Express.

Một dịch vụ mà theo đó nếu bạn mất tất cả dữ liệu của bạn.

Họ sẽ gửi một ổ cứng vật lý cho bạn. Cho phép khôi phục nhanh chóng tất cả các tập tin đã sao lưu của bạn.

6. Tổng kết sự phát triển của điện toán đám mây

Tầm ảnh hưởng của điện toán đám mây ngày một gia tăng và không có dấu hiệu kết thúc.

Đáng chú ý là cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia đều có nhu cầu sử dụng và chuyển giao sang điện toán đám mây.

Với những ưu điểm như dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian, thân thiện với môi trường đồng thời đem đến môi trường hợp tác bền vững.

Việc áp dụng điện toán đám mây sẽ giúp thúc đẩy công ty của bạn tiến xa hơn những người vẫn đang phục thuộc nhiều vào loại hình truyền thống.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Công Nghệ Mật Mã – Mat Ma Co., LTD GIẢI PHÁP EMAIL TÊN MIỀN RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP.

Địa chỉ: 385 Lê Trọng Tấn, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP giao dịch: Tầng 3B tòa nhà Scetpa, 19A Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, TPHCM
Mã doanh nghiệp: 0313496629 cấp ngày 19/10/2015 bởi sở KHĐT TP HCM

Tư vấn bán hàng: SDT: 02873004009 – Email: sales@mmgroup.vn

 

1 bình luận trong “Điện toán đám mây là gì? Các thành phần của điện toán đám mây”

  1. Pingback: Toàn diện về Zoho Mail | Email doanh nghiệp | Công ty TNHH Công Nghệ Mật Mã

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Đã vô hiệu chức năng này!