Chuyển tới nội dung

So sánh Zoho Cliq vs Microsoft Teams: ai nhỉnh hơn?

  • bởi
so sánh Zoho Cliq và Microsoft Teams

Trong thời đại kỹ thuật số, việc lựa chọn một nền tảng làm việc nhóm mạnh mẽ và hiệu quả là một quyết định quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức.

Microsoft Teams đã lâu đã được xem là một trong những ứng dụng hàng đầu trong lĩnh vực này, với hàng loạt tính năng và tích hợp mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ lỡ một đối thủ đầy tiềm năng – Zoho Cliq.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh Zoho Cliq vs Microsoft Teams xem ai có phần nhỉnh hơn?

1. Phiên bản miễn phí toàn diện

Zoho Cliq cung cấp phiên bản miễn phí toàn diện bao gồm các tính năng như:

  • Thiết lập cuộc họp âm thanh và video
  • Ghi âm cuộc gọi, chuỗi hội thoại, tin nhắn được lên lịch
  • Dung lượng lưu trữ tệp 100GB cho mỗi tổ chức
  • Tích hợp với ứng dụng của bên thứ ba, v.v.
  • Số lượng người tham gia tối đa mỗi kênh là 100
  • Quản lý và bỏ quản lý người dùng
  • Đăng nhập Google/Google Apps
  • Đăng nhập một lần dựa trên SAML (SSO)

Phiên bản miễn phí của Zoho Cliq không giới hạn số lượng người dùng. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tối đa phiên bản miễn phí Zoho Cliq để làm việc nhóm hiệu quả.

Còn với Microsoft Teams miễn phí phiên bản (Classic) thì hãng đã ngừng cung cấp vào ngày 12/4/2023. Vậy nên, các doanh nghiệp cần nâng cấp lên các phiên bản có phí để sử dụng được các tính năng nổi bật.

2. Giao diện thân thiện với người dùng

Theo trải nghiệm của đa số người dùng, Zoho Cliq mang một giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng có thể truy cập và sử dụng ngay cho công việc, không mất quá nhiều thời gian để làm quen. Một tính năng nổi bật của Zoho Cliq là người dùng có thể sử dụng chế độ xem nhiều cuộc trò chuyện, với nhiều người cùng lúc.

Đối với giao diện Microsoft Teams, người dùng cần có thời gian để làm quen trước khi sử dụng các tính năng nâng cao khác.

giao diện Zoho Cliq thân thiện với người dùng

3. Tiết kiệm chi phí

Zoho Cliq hiện đang cung cấp cả 2 phiên bản miễn phí và có phí. Ở phiên bản có phí, người dùng sẽ được sở hữu hàng loạt các tính năng nâng cao, hỗ trợ làm việc nhóm mạnh mẽ.

Nếu so sánh về chi phí của Zoho Cliq vs Microsoft Teams ở các phiên bản có phí, thì với Zoho Cliq bạn tiết kiệm được 2/3 số tiền so với khi dùng Microsoft Teams.

4. Tính năng quản lý thông báo mạnh mẽ

Trong Zoho Cliq, người dùng có thể cấu hình các âm thanh dựa trên loại tin nhắn như: tin nhắn nhóm, cuộc trò chuyện trực tiếp, thông báo khi đề cập @một ai đó bằng các âm thanh khác nhau.

Có thể nói, các tính năng này sẽ giúp bạn tùy chỉnh cách nhận thông báo và kiểm soát luồng thông tin mạnh mẽ. Vậy nên, nếu so sánh về tính năng quản lý thông báo Zoho Cliq vs Microsoft Teams thì Zoho Cliq cung cấp nhiều tùy chọn hơn.

tính năng quản lý thông báo Zoho Cliq và Microsoft Teams

5. Ứng dụng Android TV khi thiết lập cuộc họp

Trong Zoho Cliq, bạn có thể truy cập và tham gia cuộc họp ngay trên ứng dụng Android TV. Người dùng truy cập vào Google Play để tải ứng dụng Zoho Cliq và kích hoạt tài khoản.

Đặc biệt hơn, khi sử dụng Zoho Cliq trên ứng dụng Android TV bạn sẽ truy cập vào cuộc họp được ghi lại trên màn hình lớn hơn, giúp chuyển đổi liền mạch, cộng tác dễ dàng hơn.

Đối với Microsoft Teams, ứng dụng này hiện tại chưa khả dụng cho Android TV. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng, người dùng cần phải tải và thiết lập bằng ứng dụng khác, hơi phức tạp và khó khăn hơn.

sử dụng Zoho Cliq trên Android TV

6. Công cụ Chat Bar trên ứng dụng Zoho

Thanh trò chuyện (Chat Bar) là một tab nhỏ xuất hiện ở cuối màn hình trong các ứng dụng của Zoho. Thanh trò chuyện có ba tùy chọn: tin nhắn chưa đọc, kênh và danh bạ .

Tính năng này giúp bạn theo dõi các tin nhắn bạn nhận được khi không hoạt động trên trang web Cliq. Bằng cách này, bạn không bỏ lỡ bất cứ thông tin nào quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn nhận tin nhắn từ Cliq, bạn có thể tắt nó.

Còn với Microsoft Teams, bạn vào mục thông báo để xem tất cả những cập nhật mới liên quan đến tài khoản.

Công cụ Chat Bar trên ứng dụng Zoho

7. Thiết lập kênh đa nhóm

Thiết lập đa nhóm là một trong những tính năng Zoho Cliq, người dùng có thể tạo các kênh nhiều nhóm, tích hợp từ các nhóm khác nhau.

Tính năng này cho phép người dùng dễ dàng cộng tác khi cần thiết. Đặc biệt cho các dự án hoặc nhiệm vụ đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều phòng ban khác nhau.

thiết lập kênh đa nhóm

8. Truy cập dựa trên vai trò và IP để đảm bảo an toàn dữ liệu

Zoho Cliq cung cấp cho bạn các quyền sử dụng dựa trên vai trò. Bạn có thể cho phép những người dùng cụ thể truy cập các tính năng quan trọng, như xóa kênh. Hơn thế nữa, để bảo vệ tài khoản của tổ chức, bạn có thể hạn chế quyền truy cập vào các địa chỉ IP cụ thể.

truy cập dữ liệu dựa trên vai trò và IP

9. Thiết lập giao diện tùy biến

Thiết lập giao diện tùy biến cũng là một trong số tính năng Zoho Cliq. Tính năng này cho phép bạn biến hóa Zoho Cliq trở nên đặc biệt hơn.

Bạn có thể bật hoặc tắt các mô-đun cho toàn bộ tổ chức, thêm logo công ty, chọn tên miền tùy chỉnh cũng như tạo biểu tượng cảm xúc và nhãn dán để khiến cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.

Thiết lập giao diện tùy biến

10. Dung lượng lưu trữ cao

Zoho Cliq ở phiên bản miễn phí có dung lượng lưu trữ là 100GB cho tổ chức, phiên bản có phí là 100GB cho mỗi người dùng.

Còn với Microsoft Teams phiên bản miễn phí, mỗi người dùng sẽ có 2GB bộ nhớ và 5GB dung dùng chung. Ở phiên bản có phí, bạn sẽ có 2GB bộ nhớ và 10GB dung dùng chung.

Nhìn chung Zoho Cliq khá hào phóng khi cho phép người dùng có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, với dung lượng cao hơn Teams.

11. Hoạt động tốt trên băng thông thấp

Nếu đã là người dùng qua Microsoft Teams, bạn sẽ trải nghiệm được tính năng này ngay. Khi có một yếu tố gì xảy ra hoặc kết nối mạng bị yếu, các cuộc họp trong Teams sẽ hơi bị giật, đứng.

Còn với Zoho Cliq, người dùng có thể hoạt động liền mạch ngay cả khi băng thông thấp. Vì vậy, bạn không phải trì hoãn bất kỳ một cuộc họp quan trọng nào, ngay cả khi kết nối của bạn dưới mức trung bình.

Zoho Cliq hoạt động tốt trên băng thông thấp 

12. Cộng tác liền mạch ở bên ngoài tổ chức

Zoho Cliq hỗ trợ người dùng có thể cộng tác liền mạch ở bên ngoài tổ chức bằng Networks. Bạn có thể tạo mạng cho nhiều luồng như đối tác, nhà cung cấp và nhân viên để có thể dễ dàng kết nối và làm việc hiệu quả.

>> Xem thêm: Mail Zoho là gì? Có nên chọn Mail Zoho cho doanh nghiệp không?

13. Tích hợp mạnh mẽ với các nền tảng truyền thông khác

Zoho Cliq cung cấp các tiện ích tích hợp sẵn có bằng cách sử dụng các tiện ích mở rộng với nhiều ứng dụng Zoho, WhatsApp, Zendesk, Zapier, Asana, HubSpot, v.v. để giúp bạn quản lý thông tin tốt hơn.

Bạn có thể kết hợp Zoho Cliq với ứng dụng bên thứ 3 để có thể làm việc hiệu quả hơn. Đồng bộ hóa các thông tin khi cần thiết.

14. Sử dụng trên nhiều thiết bị

Zoho Cliq khả dụng trên Android, iOS, iPadOS, WearOS, WatchOS, CarPlay, Android Auto và Android TV . Ngoài phiên bản web, Zoho Cliq còn có sẵn cho máy tính để bàn trên MacOS, Linux và Windows . Việc này giúp truy cập Cliq từ mọi nơi dễ dàng hơn, linh hoạt xử lý công việc và kết nối với mọi người.

Microsoft Teams cũng được sử dụng linh hoạt trên Android, iOS, phiên bản web… Tuy nhiên, Zoho Cliq có phần tích hợp mạnh mẽ hơn, hỗ trợ trên nhiều thiết bị hơn như đồng hồ thông minh, tivi.

Kết:

Trên đây là hàng loạt các tính năng nổi bật giữa Zoho Cliq vs Microsoft Teams. Việc chọn lựa nền tảng nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Zoho Cliq có nhiều tính năng mạnh mẽ và chi phí hợp lý. Đây dường như là một lựa chọn đáng xem xét khi chọn lựa các giải pháp làm việc nhóm trong doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Đã vô hiệu chức năng này!