Chuyển tới nội dung

Zoho One là gì? Hơn 50.000 doanh nghiệp trên thế giới đang vận hành trên Zoho One

  • bởi
tìm hiểu Zoho One là gì

Trong hơn 2 thập kỷ vừa qua với rất nhiều những nghiên cứu và thống kê cho thấy, sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó công nghệ là yếu tố không thể thiếu.

Bởi thế, việc sử dụng công nghệ để quản trị doanh nghiệp đang là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức. Hiện nay, có hơn 50.000 doanh nghiệp trên thế giới đang vận hành trên Zoho One – một nền tảng đám mây tích hợp toàn diện các công cụ để quản lý và điều hành doanh nghiệp. Vậy thì Zoho One là gì và có các ứng dụng tiện ích như thế nào?

Cùng tìm hiểu chi tiết!

1. Zoho One là gì?

Zoho One là một giải pháp được phát triển bởi tập đoàn Zoho Corporation. Nền tảng này tích hợp hơn 45 ứng dụng phục vụ cho tất cả các hoạt động bộ phận phòng ban như kinh doanh, Marketing, kế toán, nhân sự…

Zoho One cho phép người dùng sử dụng trên mọi thiết bị máy tính hoặc điện thoại di động. Hỗ trợ bạn có thể làm việc và quản lý doanh nghiệp của mình một cách linh hoạt và tiện lợi.

Đặc biệt, Zoho One tích hợp với nhiều ứng dụng của bên thứ 3 khác nhau để cung cấp cho người dùng các giải pháp toàn diện và đa dạng hơn. Một số ứng dụng bên thứ 3 phổ biến mà Zoho One tích hợp bao gồm: Google Apps, Microsoft Office, Mailchimp, Dropbox…

ứng dụng trong nền tảng Zoho One

Tất cả ứng dụng trong nền tảng Zoho One

2. Những con số ấn tượng về sự tăng trưởng của Zoho One

Năm 2017, nền tảng Zoho One ra mắt thị trường. Một nền tảng bao gồm 35 ứng dụng tích hợp, hỗ trợ toàn diện cho mọi lĩnh vực như Marketing, CRM, kế toán, nhân sự…

Trong 5 năm phát triển, Zoho One đã bổ sung thêm 10 ứng dụng và các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu làm việc, quản lý của các tổ chức.

Tháng 10/ 2022 vừa qua, Tập đoàn công nghệ toàn cầu Zoho Corporation đã công bố cột mốc mới của Zoho One, với hơn 50.000 doanh nghiệp tại hơn 160 quốc gia trên thế giới đang vận hành trên nền tảng này.

Tại Việt Nam, Zoho cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng là 45% so với 6 năm về trước. Theo chia sẻ từ đại diện của Zoho, Việt Nam sẽ là thị trường trọng điểm mà Zoho hướng tới và sẽ tập trung đầu tư thêm vào mảng công nghệ.

3. Tổng hợp các ứng dụng của nền tảng Zoho One

Zoho One là nền tảng phần mềm bao quát và toàn diện nhất với tổng hợp hơn 45 ứng dụng khác nhau được chia theo từng nhóm:

3.1 Nhóm kinh doanh

Nhóm kinh doanh có các ứng dụng được tích hợp hỗ trợ cho việc kinh doanh, thiết lập quy trình bán hàng như:

Zoho CRM: Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng trên nền tảng điện toán đám mây. Zoho CRM cung cấp đầy đủ các tính năng như quản lý khách hàng, quản lý thông tin, thiết lập quy trình kinh doanh…

Bigin by Zoho CRM: Bigin là ứng dụng hoạt động trên nền tảng Zoho CRM. Bigin được xem là một nền tảng CRM xây dựng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ, với quy trình đơn giản và dễ sử dụng.

Zoho Bookings: Phần mềm lên lịch cuộc hẹn trực tuyến miễn phí, đồng bộ với ứng dụng lịch của bạn, hỗ trợ người dùng lên lịch các cuộc hẹn, cuộc họp.

3.2 Nhóm tiếp thị – quảng cáo

Các ứng dụng được tích hợp trong nhóm tiếp thị – quảng cáo sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động Marketing.

  • Zoho Marketing Automation: Phần mềm tự động hóa marketing toàn diện, cung cấp cho người dùng các công cụ để quản lý các chiến dịch marketing, đa kênh, tương tác với khách hàng, tối ưu hóa chiến dịch và theo dõi hiệu quả.
  • Zoho Campaigns: Nền tảng cung cấp bộ công cụ để đáp ứng nhu cầu tiếp thị qua email, quản lý email marketing và tổ chức chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
  • Zoho Social: Phần mềm quản lý mạng xã hội, bạn có thể lên lịch, tạo và đăng bài trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Pinterest, Twitter… và theo dõi các báo cáo từ nhiều kênh khác nhau.
  • Zoho Survey: Ứng dụng hỗ trợ cho việc khảo sát trực tiếp vào website, hỗ trợ thu thập các thông tin để thực hiện cho các hoạt động Marketing, kết nối với các khách hàng tiềm năng.
  • Zoho Forms: Công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến, đồng thời hỗ trợ phân tích và tối ưu hóa dữ liệu.
  • Zoho Sites: Trình tạo website trực quan, đơn giản, người dùng có thể tạo và thiết kế website phù hợp với nhu cầu mà không cần sử dụng các dòng lệnh code.
  • Zoho PageSense: Công cụ đánh giá website hiệu quả nhất, hỗ trợ theo dõi số liệu chính trên website giúp tối ưu hóa chuyển đổi.
  • Zoho SalesIQ: Nền tảng hỗ trợ cho các đội ngũ bán hàng, đồng thời cung cấp các công cụ tương tác với khách hàng và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
  • Zoho Backstage: Phần mềm quản lý sự kiện và cho phép người tổ chức lên kế hoạch và điều hành các sự kiện như họp mặt, hội nghị…
  • Zoho Commerce: Ứng dụng này cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để thiết lập website thương mại điện tử, theo dõi đơn hàng, số lượng hàng tồn kho, xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển và phân tích dữ liệu.

3.3 Nhóm hỗ trợ

Zoho Desk: Zoho Desk cung cấp cho người dùng các công cụ để tạo và quản lý yêu cầu hỗ trợ khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau như email, chat trực tuyến, mạng xã hội…

Zoho Assist: Phần mềm điều khiển máy tính từ xa cùng với các tính năng như: chia sẻ màn hình, điều khiển máy tính từ xa, truyền tệp và chat trực tuyến…

Zoho Lens: Phần mềm dựa trên đám mây, với tính năng hỗ trợ từ xa theo thời gian thực bằng máy ảnh hoặc điện thoại thông minh.

3.4 Nhóm giao tiếp

Zoho Mail: Nền tảng Email doanh nghiệp, bảo mật an toàn, tích hợp nhiều các bộ công cụ hỗ trợ người dùng làm việc và kết nối với nhau.

Zoho Cliq: Công cụ cộng tác nhóm, gọi thoại, nhắn tin hoặc chia sẻ màn hình, thiết lập các tin nhắn quan trọng bằng lời nhắc.

>> Xem thêm: Những Tính Năng Hữu Ích Của Streams Trong Zoho Mail

3.5 Nhóm cộng tác

  • Zoho Projects: Ứng dụng quản lý các dự án nâng cao, hỗ trợ lập kế hoạch, quản lý tài nguyên, thời dõi thời gian dự án.
  • Zoho Sprints: Công cụ quản lý dự án trực tuyến theo phương pháp Agile, phục vụ cho các đội ngũ làm việc từ xa.
  • Zoho Connect: Ứng dụng thiết lập mạng nội bộ, mạng bên ngoài, nhằm kết nối đội ngũ nhân viên và xây dựng ‘mạng xã hội thu nhỏ’ ngay trong công ty.
  • Zoho Meeting: Phần mềm họp trực tuyến từ xa với tính năng bảo mật nâng cao, cho phép người dùng tiến hành cuộc họp, chia sẻ màn hình và tương tác cùng nhau.
  • Zoho Learn: Nền tảng quản lý kiến thức, người dùng có thể sử dụng như một thư viện, ghi chép các kiến thức, lưu trữ các tài liệu tham khảo và chia sẻ cho nhau.
  • Zoho TeamInbox by Zoho Mail: Tạo hộp thư đến chung cho một nhóm, tất cả các thông tin sẽ đều hiển thị với mọi thành viên nhóm được thêm vào hộp thư đến.
  • Zoho WorkDrive: Nền tảng lưu trữ tài liệu, hình ảnh… trên điện toán đám mây. Bạn có thể lưu trữ, quản lý và sắp xếp dữ liệu một cách an toàn trên WordDrive

3.6 Bộ công cụ văn phòng

Zoho Writer: Ứng dụng soạn thảo văn bản trực tuyến, giao diện trực quan, đơn giản.
Zoho Sheet: Công cụ hỗ trợ cho việc thiết lập các bảng tính, tích hợp khả năng kết nối với Google Sheet và Microsoft Excel.
Zoho Show: Trình sáng tạo thiết kế các bảng trình chiếu và có các công cụ hỗ trợ tạo nên các slides đẹp mắt.
Zoho Sign: Phần mềm chữ ký điện tử với các tính năng ký tên, gửi và quản lý tài liệu
Zoho Notebook: Ứng dụng ghi chú, sắp xếp các dữ liệu theo từng danh mục và tích hợp tính năng bảo mật dữ liệu bằng mật mã và Touch ID.
Zoho Vault: Trình quản lý mật khẩu, giúp bạn quản lý mật khẩu một cách an toàn và tự động điền mật khẩu trên nhiều website và ứng dụng.

3.7 Nhóm tài chính

Các ứng dụng được tích hợp trong nhóm tài chính sẽ thường được hỗ trợ sử dụng cho các phòng ban bộ phận kế toán.

  • Zoho Books: Phần mềm kế toán trực tuyến, hỗ trợ quản lý tài chính, tự động hóa quy trình giữa các phòng ban.
  • Zoho Invoice: Công cụ lập hóa đơn, gửi lời nhắc thanh toán, theo dõi chi phí, công cụ này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ.
  • Zoho Expense: Ứng dụng báo cáo chi phí trực tuyến, ghi lại tất cả các chi phí kinh doanh của tổ chức và thiết lập thành bảng báo cáo cụ thể.
  • Zoho CheckOut: Công cụ thiết lập các khoản thanh toán tùy chỉnh và chọn các chế độ thanh toán một lần hoặc thanh toán theo định kỳ.
  • Zoho Payroll: Phần mềm tính lương trực tuyến có các tính năng tự động tính toán bảng lương và thuế, tạo phiếu lương, quản lý tiền lương và xử lý bảng lương.

3.8 Nhóm vận hành

Zoho Subscriptions: Phần mềm thanh toán đăng ký, tự động hóa các quy trình thanh toán định kỳ, quản lý đăng ký, thiết lập các hóa đơn.

Zoho Inventory: Quản lý hàng tồn kho, thực hiện kiểm soát và quản lý các đơn hàng tồn kho trên tất cả các kênh bán hàng.

3.9 Nhóm nhân sự

Zoho People: Ứng dụng quản lý nhân sự, hỗ trợ quản lý tất cả các thông tin của nhân viên trong tổ chức, quản lý thời gian nghỉ phép…

Zoho Recruit: Nền tảng tuyển dụng nhân sự, mang đến quy trình tuyển dụng hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp.

3.10 Theo dõi quy trình kinh doanh

Zoho Creator: Nền tảng phát triển phần mềm ít lập trình (low-code) cho phép bạn xây dựng ứng dụng ERP cần thiết để điều hành doanh nghiệp, sản xuất.

Zoho Analytics: Công cụ phân tích dữ liệu từ các dữ liệu cơ bản cho đến chuyên sâu. Tạo cổng kết nối dữ liệu hỗ trợ cho việc phân tích một cách chi tiết và cụ thể.

Zoho Flow: Nền tảng tích hợp ứng dụng mà không cần chuyên môn về mã hóa. Thiết lập, thêm thao tác và xem toàn bộ workflow trên trình tạo.

3.11 Một số ứng dụng khác

Zoho DataPrep: Công cụ phân tích dữ liệu trực tuyến, cho phép người dùng trực quan, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu trước khi nhập vào các ứng dụng của Zoho. Công cụ này đã giúp giảm 75 đến 80% thời gian cho việc di chuyển dữ liệu CRM và dữ liệu Analytics từ các bên thứ ba.

Zoho Contracts: Phần mềm quản lý hợp đồng toàn diện hỗ trợ các tính năng soạn thảo hợp đồng, quản lý tất cả các hợp đồng của tổ chức trên một nền tảng duy nhất.

4. Chi phí của Zoho One

Theo các chi phí từ hãng, Zoho One hiện đang có 2 mức giá:

  • Chi phí theo từng người dùng:

Mỗi người dùng sẽ có chi phí là $105/người dùng/tháng hoặc $90/người dùng/tháng đối với gói đăng ký theo năm.
Bạn có thể mua số lượng giấy phép cho từng người dùng mà không cần phải mua cho tất cả các nhân viên.

  • Chi phí cho tất cả nhân viên:

Zoho cung cấp chi phí cho tất cả các nhân viên với mức giá đặc biệt $45/nhân viên/tháng và $37/nhân viên/tháng đối với gói đăng ký theo năm.

*Điều kiện: Bạn phải mua giấy phép cho tất cả nhân viên trong công ty.

5. Những lợi ích của nền tảng Zoho One

Điểm nổi bật nhất của nền tảng Zoho One là tích hợp đa dạng các hệ sinh thái. Ứng dụng của Zoho, đảm bảo các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh giải pháp sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Một nền tảng có sự hợp nhất từ đầu đến cuối sẽ giúp doanh nghiệp liên kết chặt chẽ các phòng ban với nhau như Sales, Marketing, chăm sóc khách hàng, nhấn sự, kế toán và nhiều các phòng ban khác nhau.

Zoho One còn có khả năng tích hợp chặt chẽ với giải pháp từ các ứng dụng nền tảng thứ ba mà không phát sinh về lỗi dữ liệu trong quá trình hoạt động.

Nhìn chung, Zoho One là một nền tảng hợp nhất với đa dạng các ứng dụng hỗ trợ cho các phòng ban khác nhau. Hơn thế nữa, Zoho còn thực hiện các chính sách bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt và tuyệt đối không chạy quảng cáo trên bất kỳ các nền tảng nào, kể cả sản phẩm miễn phí.

Thông qua những thông tin về Zoho One là gì, hy vọng rằng đã giúp bạn có cái nhìn khái quát về nền tảng này. Chúc bạn chọn được một nền tảng phù hợp để quản lý doanh nghiệp hiệu quả trong thời đại công nghệ số.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Đã vô hiệu chức năng này!