Với những doanh nghiệp càng lớn, việc tạo hàng chục hàng trăm bảng báo giá hàng ngày càng là nỗi khiếp sợ của nhiều nhân viên kinh doanh. Song, đã qua rồi cái thời đó. Ngày nay, chúng ta có vô vàn sự lựa chọn khi nói đến phần mềm quản lý báo giá.
Nhưng khi có quá nhiều lựa chọn, doanh nghiệp lại một lần nữa đứng trước một thách thức mới – đó là lựa chọn phần mềm quản lý báo giá tốt.
Thấu hiểu điều đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách 4 phần mềm quản lý báo giá thịnh hành nhất hiện nay. Mong rằng sẽ hữu ích với bạn.
Cùng tìm hiểu.
Nội dung chính
1. Thông tin về phần mềm quản lý báo giá
Để tiết kiệm thời gian, công sức và hợp lý hóa quy trình thanh toán, doanh nghiệp cần một hệ thống phần mềm quản lý báo giá có thể xử lý mọi việc ở một nơi duy nhất.
1.1 Phần mềm quản lý báo giá là gì?
Phần mềm quản lý báo giá là phần mềm được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý quá trình tạo, theo dõi và cung cấp báo giá cho khách hàng. Phần mềm này giúp tổ chức, tự động hóa và tối ưu hóa quá trình báo giá. Bao gồm từ việc xây dựng báo giá ban đầu cho đến việc theo dõi và cập nhật thông tin liên quan.
Phần mềm quản lý báo giá thường cung cấp các tính năng như quản lý thông tin khách hàng, lưu trữ sản phẩm và dịch vụ, tính toán chi phí, tạo báo giá tự động, tùy chỉnh mẫu báo giá, theo dõi quá trình báo giá, thống kê báo cáo hoạt động báo giá, v.v.
1.2 Phân loại phần mềm quản lý báo giá
Hiện nay, có khá nhiều phần mềm báo giá trên thị trường. Trong đó có phần mềm từ nhà cung cấp ngoài nước, lẫn trong nước. Nhưng vô hình trung, có thể phân loại chúng thành 3 nhóm chính sau đây.
Bao gồm
- Phần mềm độc lập: Đây là phần mềm quản lý báo giá riêng lẻ, không liên kết hay tích hợp với các hệ thống quản lý khác của doanh nghiệp. Phần mềm độc lập thường được sử dụng cho các công ty nhỏ, siêu nhỏ hoặc các shop bán hàng.
- Phần mềm tích hợp: Đây là phần mềm quản lý báo giá được tích hợp vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Điển hình nhất là hệ thống quản lý khách hàng (CRM) hoặc hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (ERP). Phần mềm tích hợp cho phép chia sẻ dữ liệu với phần mềm và cơ sở dữ liệu khác trong doanh nghiệp.
- Phần mềm dựa trên đám mây: Đây là các phần mềm quản lý báo giá được cung cấp thông qua mô hình đám mây. Nghĩa là dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ, truy cập thông qua internet. Phần mềm dựa trên đám mây linh hoạt hơn hẳn. Đồng thời nó còn cho phép truy cập từ xa, giúp cho việc quản lý và chia sẻ thông tin báo giá dễ dàng.
>> Xem thêm: CRM là gì? 7+ lợi ích chinh phục doanh nghiệp
1.3 Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý báo giá
Mỗi phần mềm báo giá thường sẽ đi kèm điểm nổi bật riêng. Dưới đây là những lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý báo giá nói chung.
Cụ thể gồm
- Tiết kiệm thời gian và nhân lực: Phần mềm quản lý báo giá giúp tự động hóa quá trình tạo báo giá, từ việc tính toán chi phí đến việc tạo mẫu báo giá. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực đáng kể. Hơn nữa, nó còn cho phép nhân sự liên quan có thể dành thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng khác.
- Độ chính xác và nhất quán: Phần mềm quản lý báo giá giúp loại bỏ các sai sót và lỗi trong quá trình tạo báo giá thủ công. Nó đảm bảo tính chính xác và nhất quán. Đặc biệt là giảm sai sót do con người.
- Quản lý thông tin khách hàng: Phần mềm quản lý báo giá giúp lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng một cách có tổ chức. Điều này cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng thông tin khách hàng, lịch sử báo giá và các tương tác trước đó.
- Tăng tính chuyên nghiệp: Sử dụng phần mềm quản lý báo giá giúp doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn, tăng cường uy tín trong mắt khách hàng.
2. Top 4 phần mềm quản lý báo giá thịnh hành nhất hiện nay
Theo các nghiên cứu gần đây, 65% doanh nghiệp đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu sau khi áp dụng phần mềm quản lý báo giá hiện đại vào quy trình kinh doanh. Điều này cho thấy rằng, việc đầu tư vào một giải pháp phần mềm chất lượng có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Dưới đây là top 4 cái tên thịnh hành nhất hiện nay.
2.1 Zoho Books
Zoho Books là một phần mềm quản lý tài chính dựa trên đám mây. Phần mềm gồm các tính năng cực kỳ thực chiến, tạo và quản lý báo giá là một trong số đó.
Xét ở khía cạnh quản lý báo giá, Zoho Books cho phép:
- Tạo và tùy chỉnh báo giá: Zoho Books cho phép tạo và tùy chỉnh báo giá. Bạn có thể thêm các sản phẩm/dịch vụ, định giá, chiết khấu và thuế. Bạn cũng có thể tùy chỉnh dựa trên các mẫu báo giá có sẵn trên phần mềm, hoặc tạo mới.
- Chuyển báo giá thành hóa đơn: Zoho Books cho phép chuyển đổi báo giá thành hóa đơn chỉ với một cú nhấp chuột. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, đặc biệt là giảm đáng kể sai sót do con người thực hiện thủ công.
- Theo dõi trạng thái: Bạn có thể theo dõi trạng thái của các báo giá đã gửi. Zoho Books cung cấp thông báo về trạng thái báo giá, giúp bạn biết khi nào khách đã xem, phản hồi hoặc chấp nhận.
- Gửi báo giá: Zoho Books cho phép gửi báo giá trực tuyến. Bạn có thể gửi báo giá qua email hoặc sao chép liên kết để gửi đến ứng dụng nhắn tin.
- Tích hợp: Zoho Books tích hợp với Zoho CRM. Nhờ đó, bạn có thể truy cập lịch sử mua hàng, thông tin khách hàng và các tương tác khác.
- Báo cáo: Zoho Books cung cấp các báo cáo và phân tích liên quan đến báo giá. Bạn có thể xem báo cáo về số lượng báo giá đã gửi, tỷ lệ chuyển đổi và doanh số.
>> Xem thêm: Đánh giá Zoho Books: Ưu điểm, nhược điểm, ai nên sử dụng?
2.2 Quoteroller
Quoteroller là một phần mềm trực tuyến, cho phép tạo và gửi nhanh báo giá đến khách hàng. Tuy nhiên, so với Zoho Books đứng đầu bảng xếp hạng, Quoteroller thiếu các tính năng quản lý tài chính nâng cao.
Xét về khả năng quản lý báo giá, Quoteroller cho phép:
- Tạo báo giá: Quoteroller cung cấp một giao diện dễ sử dụng để tạo báo giá. Bạn có thể thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, định giá, mô tả và thông tin khách hàng vào báo giá.
- Tích hợp các tài liệu liên quan: Bên cạnh thông tin báo giá, bạn có thể dễ dàng tải lên và gắn các tài liệu quan trọng khác như tài liệu kỹ thuật hoặc hợp đồng trong Quoteroller.
- Theo dõi và thông báo: Quoteroller cung cấp tính năng theo dõi trạng thái của các báo giá đã gửi. Bạn có thể xem khi nào khách hàng đã xem báo giá, phản hồi hoặc chấp nhận nó.
- Gửi báo giá trực tuyến: Quoteroller cho phép gửi báo giá trực tuyến cho khách hàng. Bạn có thể gửi báo giá qua email ngay từ trong ứng dụng.
2.3 Salesforce CPQ
Salesforce CPQ (Configure, Price, Quote) là một phần mềm được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp sử dụng nền tảng Salesforce. Nó cung cấp các tính năng tạo, quản lý và theo dõi báo giá, cũng như tính toán giá cả và tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.
Dưới đây là một số tính năng quan trọng trong Salesforce CPQ:
- Tự động hóa quy trình báo giá: Salesforce CPQ cho phép tự động hóa quy trình báo giá từ đầu đến cuối. Gồm từ việc xác định sản phẩm, lựa chọn tùy chọn, áp dụng chiết khấu và thuế, đến tạo báo giá cuối cùng.
- Quản lý sản phẩm và giá cả: Salesforce CPQ cung cấp các công cụ quản lý sản phẩm và giá cả. Bạn có thể tạo và quản lý danh mục sản phẩm, áp dụng chiết khấu, quản lý giá cả theo thời gian, và thực hiện các phép tính phức tạp để đảm bảo giá cả chính xác và cạnh tranh.
- Tích hợp hệ thống CRM: Salesforce CPQ tích hợp sâu với hệ thống CRM của Salesforce. Nhờ vậy, bạn có thể truy cập lịch sử mua hàng, thông tin khách hàng, và tương tác trước đó để tạo ra báo giá cá nhân hóa, hoặc cung cấp chiết khấu riêng cho khách hàng cũ.
- Báo cáo và phân tích: Salesforce CPQ cung cấp các báo cáo và phân tích mạnh mẽ về quy trình báo giá. Bạn có thể theo dõi số lượng báo giá đã tạo, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số và các chỉ số khác.
>> Xem thêm: Top các phần mềm quản lý kinh doanh miễn phí dành cho nhà quản lý
2.4 Quotient
Ứng dụng quản lý và tạo báo giá trực tuyến của Quotient cho phép tạo báo giá chỉ bằng vài bước đơn giản. Báo giá sẽ được lưu trữ trong hệ thống và có thể tìm kiếm bằng từ khóa.
Dưới đây là một số tính năng quan trọng của Quotient:
- Tạo báo giá: Quotient cho phép tùy chỉnh mẫu báo giá với logo, màu sắc và kiểu chữ của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, định giá, mô tả và thông tin khách hàng vào báo giá.
- Tích hợp công cụ tính toán giá: Quotient cung cấp tích hợp công cụ tính toán giá để bạn có thể áp dụng các phép tính phức tạp vào báo giá. Bạn có thể thêm các thành phần giá cả, chiết khấu, thuế và phí để tính toán tổng giá trị của báo giá.
- Gửi và theo dõi báo giá: Quotient cho phép bạn gửi báo giá trực tuyến cho khách hàng qua email hoặc liên kết trực tiếp. Bạn có thể theo dõi khi khách hàng đã xem báo giá, phản hồi hoặc chấp nhận.
Kết
Tiến bộ công nghệ và sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại đặt ra nhu cầu ngày càng cao về quản lý báo giá. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều phần mềm đã ra đời và trở thành những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình báo giá, tăng cường chất lượng và hiệu suất bán hàng.
Giữa một “mê cung” phần mềm, trên đây là tổng hợp top 4 cái tên thịnh hành hiện nay. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có được cho mình sự lựa chọn riêng!
Có thể bạn quan tâm:
Mời bạn tham khảo thêm video: